Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

9 lần điều chỉnh, tại sao giá điện 'chỉ tăng'?

9 lần điều chỉnh, tại sao giá điện 'chỉ tăng'?
Bộ Công Thương đang hoàn thiện cơ chế bán lẻ điện cạnh tranh để năm 2024 đảm bảo giá điện có lên, có xuống và phù hợp với vận hành của thị trường.

Giá điện chỉ tăng

Tại phiên giải trình về “Thực trạng, giải pháp phát triển điện lực đến năm 2030 nhằm đáp ứng yêu cầu phát triên kinh tế - ” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức ngày 7/9 tại Hà Nội, ông Trần Tuấn Anh - Bộ trưởng bộ Công Thương đã trả lời các câu hỏi liên quan đến phát triển điện lực quốc gia trong thời gian tới.

Trước vấn đề được Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính ngân sách của Quốc hội Hoàng Quang Hàm nêu ra là từ năm 2011 tới nay đã có 9 lần điều chỉnh giá bán lẻ điện song chỉ tăng chứ chưa bao giờ giảm, ông Trần Tuấn Anh cho biết, theo đề án Thủ tướng phê duyệt vào năm 2011 thì thị trường điện cạnh tranh được xây dựng theo lộ trình có 3 cấp độ.

Đầu tiên, thị trường phát điện cạnh tranh, chúng ta bắt đầu thực hiện năm 2011; thứ 2 là thị trường bán buôn điện cạnh tranh, triển khai từ 2018 và thứ 3 là bán lẻ cạnh tranh dự kiến tới năm 2024 mới bắt đầu thực hiện sau khi có tổng kết thí điểm từ năm 2021-2024 để đảm bảo ổn định và tính khả thi hiệu quả của mô hình này.

Theo bộ Công Thương, đến năm 2024 thực tế mới là thị trường hoàn chỉnh và giá điện vận hành theo đúng cơ chế thị trường còn hiện nay chưa làm được điều đó.

9 lần điều chỉnh, tại sao giá điện 'chỉ tăng'?
Phiên giải trình về "Thực trạng, giải pháp phát triển điện lực đến năm 2030 nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội" của Ủy ban Kinh tế Quốc hội.

Lý giải cho nguyên nhân này, người đứng đầu bộ Công Thương cho biết, thực tế, thời gian qua khi thực hiện thị trường điện cạnh tranh chưa có cơ hội để cân đối và đảm bảo giá thành của giá điện sản xuất của tập đoàn Điện lực Việt Nam và các doanh nghiệp đầu tư. Trên thực tế, người và người sử dụng điện chưa có cơ hội được hưởng cơ chế điện giá giảm.

Bộ Công Thương đang tiếp tục nghiên cứu xây dựng biểu giá bán lẻ điện. Tuy nhiên, làm sao để cơ cấu giá điện bảo đảm giải quyết ổn thoả, mang lại lợi ích và hiệu quả cao thì rất cần một giải pháp tổng thể. Do đó, thời gian vừa qua, bộ Công Thương cũng đang xin ý kiến của dư luận về giá điện bán lẻ bậc thang, cũng như giá bán lẻ điện một giá.

Tuy nhiên sau khi nghiên cứu và đánh giá, tiếp thu các ý kiến đóng góp thấy vẫn còn nhiều tồn tại. Nếu áp dụng cơ chế điện một giá thì cũng không bảo đảm được các mục tiêu vừa hỗ trợ người dân, vừa bảo đảm yêu cầu sản xuất, đồng thời bảo đảm sử dụng hiệu quả, tiết kiệm điện. Do vậy, bộ đã chủ động tiếp thu, xin rút lại phương án cơ chế điện một giá, tiếp tục nghiên cứu và hoàn chỉnh.

Mỗi năm cần 8-10 tỷ USD đầu tư vào điện

Theo ông Trần Tuấn Anh, nhu cầu điện thương phẩm sẽ duy trì mức tăng khoảng 8% trong giai đoạn 2021-2030. Công suất nguồn điện năm 2030 dự kiến khoảng 138.000MW, trong đó nhiệt điện than chiếm 27%, nhiệt điện dầu và khí chiếm 19%, thủy điện chiếm 18%, điện gió và mặt trời chiếm 28%, nhập khẩu 5%, còn lại là các nguồn khác.

Nhìn nhận những tồn tại, hạn chế trong công tác phát triển điện lực giai đoạn vừa qua, Bộ trưởng Tuấn Anh khẳng định: “Nhiều dự án nguồn điện chậm tiến độ so với quy hoạch làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc đảm bảo cung ứng điện trong thời gian tới. Tổng công suất các nguồn điện truyền thống có thể đưa vào vận hành trong giai đoạn 2016-2020 chỉ đạt gần 60%”.

9 lần điều chỉnh, tại sao giá điện 'chỉ tăng'?
Ông Trần Tuấn Anh - Bộ trưởng bộ Công Thương.

Bên cạnh đó, nguồn điện từ năng lượng tái tạo phát triển nhanh nhưng hệ thống truyền tải điện để giải tỏa công suất phát triển chưa đồng bộ. Một số dự án điện (chủ yếu điện mặt trời) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, với tổng công suất khoảng 690MW đã phải hạn chế một phần công suất phát.

Một điểm nữa là việc đảm bảo nhiên liệu cho phát điện ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào nhập khẩu. Việt Nam đã phải nhập khẩu than và tới đây sẽ phải nhập khẩu LNG cho sản xuất điện. Ước tính cần nhập khoảng 60 triệu tấn than và 12 triệu tấn LNG vào năm 2030.

Trong bối cảnh đó, việc huy động vốn cho các dự án điện gặp nhiều khó khăn. Trung bình mỗi năm nhu cầu vốn đầu tư cho nguồn và lưới điện khoảng 8 - 10 tỷ USD. Các tập đoàn nhà nước đều gặp khó khăn về tài chính nên việc huy động vốn cho các dự án của họ cũng gặp khó khăn.

Đáng nói, cho đến nay vẫn chưa có cơ chế đấu thầu để thu xếp vốn đầu tư cho ngành điện, chưa có chế tài ràng buộc trách nhiệm của các chủ đầu tư khi thực hiện chậm trễ các dự án điện.

Bộ trưởng bộ Công Thương cũng thừa nhận, công tác quản lý nhà nước trong quá trình chuẩn bị và thực hiện đầu tư còn bất cập; quy định của pháp luật còn chồng chéo, không rõ ràng; thiếu cơ chế đặc thù cho phát triển ngành điện, nhất là các dự án cấp bách, quan trọng.

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

3.8 9 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.56287 sec| 645.516 kb