Theo đó, 3 bị báo các trong tổng số 11 nghi can đã được tòa tuyên trắng án. Phía Washington cũng nói rằng sẽ tiếp tục tạo áp lực để Saudi Arabia mở rộng điều tra vụ án.
Một nguồn tin của CIA cho biết Cục tin rằng vụ việc này có thể liên quan tới Thái tử Saudi Arabia, Mohammed bin Salman.
Nguồn tin này cũng nói rằng 5 người bị xử tử hình đều là những người thực thi nhiệm vụ bắt giữ và sát hại ông Khashoggi bên trong lãnh sự quán nước này tại Thổ Nhĩ Kỳ. Hai quan chức an ninh của Saudi Arabia, những người được cho là đã dàn dựng toàn bộ vụ việc được tòa tuyên trắng án.
Phía Liên hợp quốc cũng tiến hành một cuộc điều tra độc lập và đưa ra kết luận rằng vụ sát hại này là một kế hoạch được "chuẩn bị từ trước", khác với kết luận từ phía tòa án Saudi Arabia.
Nhà báo Khashoggi bị sát hại tại Lãnh sự quán Saudi Arabia ở thành phố Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ ngày 2/10/2018. Ông Khashoggi được nhìn thấy lần cuối tại lãnh sự quán Ả rập Xê-út ở Istanbul vào ngày 2/10/2018. Hài cốt của nhà báo này đến nay vẫn chưa được tìm thấy dù ông đã được xác nhận đã bị sát hại.
Tổng cộng đã có 11 nghi phạm người Ả rập Xê-út đã bị đưa ra xét xử về vụ giết người gây chấn động này.
Theo bản án sơ bộ được Công tố viên Shalaan al-Shalaan đọc tại phiên tòa ngày 23/12 nói trên, ngoài các bị cáo bị kết án, cựu cố vấn hoàng gia Ả rập Xê-út Saud al-Qahtani cũng đã bị điều tra về nghi vấn có liên quan nhưng không bị buộc tội và đã được thả ra.
CIA và một số nước cho rằng Hoàng tử Ả rập Xê-út Mohammed đã ra lệnh giết nhà báo Khashoggi nhưng giới chức Ả rập Xê-út khẳng định ông này không liên quan.
Mỹ đã lên tiếng hoan nghênh phán quyết trên của Saudi Arabia. Phát biểu với báo giới, một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng đây là “một bước đi quan trọng” trong nỗ lực buộc những kẻ gây tội ác phải chịu trách nhiệm. Quan chức này cũng nhấn mạnh Mỹ "khuyến khích Saui Arabia thực hiện xét xử công bằng và minh bạch".
Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ chỉ trích phán quyết của tòa án Riyadh, cho rằng bản án không mang lại công lý và không làm sáng tỏ vụ giết người. Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ nhấn mạnh phán quyết trên "không đáp ứng những kỳ vọng của cả hai quốc gia và cộng đồng quốc tế về việc làm sáng tỏ vụ giết người trên mọi phương diện và mang lại công lý".
Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng những khía cạnh mấu chốt trong vụ giết người, trong đó có nơi giấu thi thể của ông Khashoggi, "bị giữ trong bóng tối" và đây là một "thiếu sót cơ bản" về phương diện quy trách nhiệm.
Vụ sát hại nhà báo Khashoggi năm 2018 đã làm dấy lên làn sóng tẩy chay trên diện rộng đối với Saudi Arabia, cũng như làm giảm uy tín quốc tế của Thái tử Mohammed bin Salman.