Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Bà Rịa – Vũng Tàu: TAND TX. Phú Mỹ với vụ án lòng vòng nhiều năm

Bà Rịa – Vũng Tàu: TAND TX. Phú Mỹ với vụ án lòng vòng nhiều năm
Như đã đưa tin trước đó 4 kỳ liên tục, vụ án tranh chấp đất đai và giả mạo chữ ký với nguyên đơn là bà Phạm Thị Tuyết Mai, bị đơn gồm bà Trần Thị Khuê và ông Nguyễn Thành Công đã trải qua suốt 7 phiên tòa tại TAND TX. Phú Mỹ.

Mới đây nhất là ngày 31/5, vụ án này đã rơi vào bế tắc để rồi khi kết thức phiên toà. Nguyên đơn tiếp tục chuyển lên TAND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu sau khi đã ngâm án nhiều năm. Liệu còn điều gì ẩn khuất đằng sau vụ án này?

Bà Rịa – Vũng Tàu: TAND TX. Phú Mỹ với vụ án lòng vòng nhiều năm
Văn bản số 895/UBND-ĐC  ngày 03/9/2015 của UBND xã Châu Pha về việc “trả lời đơn yêu cầu hòa giải đất tranh chấp của bà Phạm Thị Tuyết Mai”

Vụ án đã trải qua 7 phiên xử tại cấp huyện (nay là TX. Phú Mỹ), tính từ phiên tòa đầu tiên cách đây 3 năm. Trong vụ án này, sau khi trưng cầu giám định chữ ký trên hợp đồng chuyển nhượng đất từ bà Phạm Thị Tuyết Mai sang bên nhận chuyển nhượng là bà Trần Thị Khuê và ông Nguyễn Thành Công, không phải do bà Phạm Thị Tuyết Mai ký (có kết quả giám định của hai cơ quan như: Phòng giám định “PC52” Công an tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và sau đó là Cục giám định “C52” của Bộ Công an). Bà Phạm Thị Tuyết Mai cũng khẳng định bà chưa bao giờ ký hợp đồng chuyển nhượng 2 thửa đất trên cho bất cứ ai, không ủy quyền cho ai ký chuyển nhượng. Bà Trần Thị Khuê và ông Nguyễn Thành Công chưa trả số tiền thỏa thuận còn lại hơn 6,8 tỷ đồng  cho bà Phạm Thị Tuyết Mai.

Đây là một vụ việc kéo dài trên 3 năm, qua nhiều phiên tòa, thay đổi thẩm phán mà bế tắc vẫn hoàn bế tắc. Nguyên nhân nào đã khiến tranh chấp dân sự tưởng chừng đơn giản lại có thể dây dưa và tốn kém thời gian, công sức của các bên liên quan đến vậy? Ai đang bao che cho ai? Thế lực nào đang cố tình làm sai lệch bản chất vụ án để (có thể) hưởng lợi, hoặc còn những khuất tất nào “dấu mình” đằng sau của sự vụ?

Bà Rịa – Vũng Tàu: TAND TX. Phú Mỹ với vụ án lòng vòng nhiều năm
Hợp đồng chuyển nhượng đất số 75/Quyển 02/2009.TP/CC-CST/HĐGD ngày 30/10/2009, giao kết mua bán giữa bà Phạm Thị Tuyết Mai và ông Nguyễn Thành Công, bà Trần Thị Khuê.

Trong thời điểm tranh chấp đang diễn ra, bức xúc vì hợp đồng chuyển nhượng đất chưa thanh toán đầy đủ, bà Phạm Thị Tuyết Mai đã buộc phải cản trở việc khai thác tại mỏ đá. Ông Trần Đình Ơn (Chủ tịch UBND xã Châu Pha đương nhiệm) đã cử lực lượng chức năng ngăn chặn và mời về cơ quan làm việc, đồng thời đưa hồ sơ vụ việc ra xem lại. Trong biên bản làm việc được lập ngày 4/8/2015 giữa UBND xã Châu Pha, đại diện Công ty TNHH SX-TM Trường Minh và bà Phạm Thị Tuyết Mai, ông Trần Đình Ơn đã kết luận “Căn cứ vào hồ sơ pháp lý thì bà Trần Thị Khuê là chủ sử dụng hợp pháp, không có cơ sở pháp lý để nói là tài sản của bà Mai. Để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của bà Mai, đề nghị bà Mai khởi kiện bà Khuê để giải quyết nợ còn lại. Đề nghị Công ty TNHH SX-TM Trường Minh nên có thiện chí để tác động với bà Khuê giải quyết ổn thỏa với bà Mai”.

Tiếp đó, trong văn bản số 895/UBND-ĐC  ngày 03/9/2015 của UBND xã Châu Pha về việc “trả lời đơn yêu cầu hòa giải đất tranh chấp của bà Phạm Thị Tuyết Mai” đã nêu rõ mấy điểm: Ngày 11/8/2014, UBND xã Châu Pha có nhận đơn tố cáo của bà Phạm Thị Tuyết Mai và yêu cầu ngừng giải quyết các thủ tục pháp lý liên quan đến tài sản 7,4 ha đất thuộc thửa số 10, 23 tờ bản đồ số 32 tại xã Châu Pha, buộc ông Nguyễn Thành Công và bà Trần Thị Khuê trả 6,8 tỷ đồng tiền nợ. Theo biên bản hòa giải ngày 11/9/2014, tại xã đã ghi nhận ý kiến các bên đương sự cụ thể, theo đó khoản nợ 6,8 tỷ đồng cả hai bên bà Khuê và bà Mai đều công nhận là có. Về ý kiến bà Phạm Thị Tuyết Mai cho rằng chưa ký vào hợp đồng chuyển nhượng, tại sao ông Nguyễn Thành Công và bà Trần Thị Khuê được cấp giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất. UBND xã đã cho rằng: Căn cứ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất số 74, 75/Quyển 02/2009.TP/CC-CST/HĐGD lập tại xã Châu Pha ngày 30/10/2009 xác nhận bà Phạm Thị Tuyết Mai chuyển nhượng cho ông Nguyễn Thành Công và bà Trần Thị Khuê thửa đất số 10, 23 tờ bản đồ số 32, diện tích 74.044m2 (hợp đồng chuyển nhượng có chữ ký của các bên).

Theo hồ sơ pháp lý, số diện tích đất trên đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Công và bà Khuê.


 

Bà Rịa – Vũng Tàu: TAND TX. Phú Mỹ với vụ án lòng vòng nhiều năm
Chữ ký của bà Phạm Thị Tuyết Mai (bị coi là giả mạo) trong hợp đồng đã dẫn đến việc khởi kiện và tranh chấp qua hơn 3 năm, 7 phiên tòa cấp huyện và vẫn chưa dừng lại.

Trong trường hợp của bà Phạm Thị Tuyết Mai khẳng định không ký tên trong hợp đồng chuyển nhượng số 74, 75 nêu trên mà do ông Nguyễn Thành Công và bà Trần Thị Khuê giả mạo chữ ký, UBND xã Châu Pha đã đề nghị bà Phạm Thị Tuyết Mai khởi kiện đến TAND huyện Tân Thành (nay là Thị xã Phú Mỹ) để được giải quyết theo thẩm quyền.

Bà Rịa – Vũng Tàu: TAND TX. Phú Mỹ với vụ án lòng vòng nhiều năm
Đơn tranh chấp của bà Phạm Thị Tuyết Mai gửi các cấp có thẩm quyền, trong đó khẳng định bà không ký vào hợp đồng chuyển nhượng đất ngày 30/10/2009.

Vậy, bản chất sự việc nằm ? Nhóm phóng viên Nhiếp ảnh và Đời sống Online ngoài việc liên tục bám sát các phiên tòa, gặp gỡ cả 2 phía nguyên đơn lẫn bị đơn, cũng đã tìm về xã Châu Pha, tìm hiểu lại nguyên nhân từ phía những người trong cuộc.

Ông Trần Đình Ơn, Chủ tịch UBND xã Châu Pha cho biết “Sau khi chuyện kiện cáo ra tòa xảy ra, tôi đã yêu cầu dừng hoạt động trên đất mà bà Khuê đang làm theo quy định của tòa án. Sau khi hồ sơ chuyển ra tòa, có 2 vấn đề tôi nhìn nhận thấy: Bà Khuê bảo là có nợ, số nợ nần này được dùng để trả thuê bao tài chính là khác, chuyện mua đất và còn nợ nần là việc khác, hai chuyện này cần tách bạch. 

Thực ra bản chất sự việc rõ ràng hai bên có mua bán, có hợp đồng rành mạch từ hai phía. Bản chất sự việc bà Mai bán cho bà Khuê là có. Nhưng một bên nghĩ mình chưa ký thì làm sao hoàn thiện được giấy tờ. Chính vì vậy, sự việc đã trải qua khá nhiều khúc mắc”.

Điều đặc biệt quan trọng trong vụ án khá dài dòng và li kỳ này là ngày ký hồ sơ chuyển nhượng đất giữa bà Mai và bà Khuê là ngày cuối cùng văn bản cấp xã về đất đai có hiệu lực (30/10/2009) theo văn bản của Sở Tư pháp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Từ 1/11/2009 trở đi, cấp xã không có quyền chứng thực hồ sơ chuyển nhượng đất nữa mà chuyển về cấp tỉnh. Như vậy, việc hồ sơ được ký vào đúng ngày cuối cùng này là đã thấy sự tranh thủ theo kiểu “chuyến tàu vét”. Nhìn vào đó sẽ thấy khá nhiều vấn đề khuất tất đằng sau. Bởi giấy giải chấp của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất là ngày 2/11/2009, sau đó đúng 2 ngày.

“Tôi chưa xem lại bản án tòa tuyên, nhưng tôi cũng có thất vọng đối với tòa án huyện Tân Thành. Lý do là tôi có dự một buổi xử với tư cách là cán bộ lãnh đạo địa phương, thấy thái độ của bà Khuê tại phiên tòa, tôi đoán định được phần nào bản chất của bà này bởi tôi là lãnh đạo địa phương, nơi có khu đất đang trong quá trình kiện tụng nên tôi nắm được vấn đề. Tôi có bảo Tòa nên nghiên cứu kỹ lại hồ sơ, bởi một giá trị đất giao dịch rất lớn trong một hồ sơ chuyển nhượng khá đơn giản mà có đến 2 loại chữ. Ngoài ra, việc tòa chuyển từ thẩm phán này qua thẩm phán khác, trải dài qua nhiều phiên tòa đã khiến sự việc càng rắc rối và khó khăn thêm cho quá trình tố tụng. Nếu tôi là tòa án, tôi chỉ cần căn cứ vào hồ sơ giải chấp và hợp đồng chuyển nhượng mua bán là đã thấy sai”. Ông Trần Đình Ơn cho biết thêm quan điểm của mình.

Bởi việc giải chấp bao giờ cũng phải có và hoàn thành trước khi làm hợp đồng chuyển nhượng. Trong khi đó, tại vụ án này, quy trình nghiêm ngặt ấy đã bị đảo lộn. Lúc đó, cũng không cần đến giám định chữ ký nữa, bởi cũng không cần thiết nữa so với cái sai căn bản nêu trên. Tất nhiên, nếu có giám định chữ ký thì càng tốt, bởi để bổ trợ và chứng minh và khẳng định thêm bản chất của sự việc.

Từ việc “giải chấp ngược” đã quay câu chuyện này về phía xã. Nguyên tắc làm việc của cán bộ chính quyền là gì? Đặt giả thiết cho rằng hồ sơ mua bán giữa 2 người là thật, thì việc hoàn thành hồ sơ cũng được coi là không hợp pháp. Bởi chưa có hồ sơ giải chấp mà đã làm hợp đồng mua bán thì hoàn toàn sai luật. Ngày 2/11 mới có giải chấp thì trước đó, ngày 30/10 làm gì đã có Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất để lập hồ sơ chuyển nhượng. Vậy hợp đồng được lập trước khi có văn bản giải chấp là vô hiệu.

Ngoài ra, cũng phải nói đến hai nhân vật khác, đóng vai trò khá quan trọng trong vụ án này, đó là ông Nguyễn Đăng Nết (Chủ tịch UBND xã Châu Pha thời điểm đó). Cũng có thể ông Nết không cố tình làm sai, mà vô tình do cán bộ của mình.

Ông Trần Đình Ơn, Chủ tịch UBND xã Châu Pha (huyện Tân Thành “nay là TX.Phú Mỹ”, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) đã nêu rõ quan điểm và khá bức xúc khi nhắc lại câu chuyện này. Theo ông Trần Đình Ơn, người viết hợp đồng chuyển nhượng đất chính là bà Hồ Thị Lợi, lúc đó mới là công chức tạm tuyển của xã. Thời điểm đó, bà Lợi tự ý viết giấy chuyển nhượng và trình ký lên ông Nguyễn Đăng Nết (Chủ tịch xã lúc đó) vào ngày 30/9/2009. Nếu đúng quy trình, bà Hồ Thị Lợi hoàn thiện đủ hồ sơ, ký nháy vào đó để trình lên chủ tịch UBND xã. Nhưng bà Lợi đã không ký nháy đã vội vàng trình ký. Từ đó nảy sinh vấn đề, rằng việc mua bán, giao dịch đất không phải là việc của bà Hồ Thị Lợi thì cần gì phải tỏ ra “sốt sắng” một cách thái quá như vậy (tức là trình ký chuyển nhượng trước khi có giải chấp)?. Vấn đề thứ 2, nếu như tòa làm rõ việc này ngay từ đầu thì vụ án đã có thể sớm khép lại, không để dây dưa, giằng dai tranh chấp mãi đến giờ. Nhưng do bà Khuê vẫn cố tình tìm cách kéo dài vụ án, tranh thủ phần lợi nghiêng về mình, đẩy phần thiệt thòi về phía bà Mai, lại thêm sự “tiền hậu bất nhất” thay đổi thẩm phán “thay đổi thẩm phán tại toà” liệu đây có đúng với luật định của Toà án nhân dân(?). Bên canh đó, Toà án cũng không truy nguyên tận cùng bản chất sự việc với các chi tiết vụ án, các nhân chứng liên quan của tòa Phú Mỹ nên vụ án đã rơi vào bế tắc ở cấp huyện.

Bà Hồ Thị Lợi nay đã bị xã cho nghỉ việc vì một số sai phạm liên quan khác, trong đó có cả việc giả mạo chữ ký. Nếu như nghiêm túc lật lại vụ án, điều tra lại từ đầu, thì dấu hiệu đã bắt đầu có những chi tiết hình thành. Cụ thể như việc (có thể) giả mạo chữ ký. Ngoài ra, việc ký hợp đồng chuyển nhượng đất cho một diện tích rất lớn (hơn 74.000m2) không thể là lỗ kim để ông Nguyễn Đăng Nết “vô tình” tin cấp dưới (lại là nhân viên tạm tuyển) để ký bừa được. Bên cạnh đó, tại sao bà Hồ Thị Lợi lại sốt sắng đến như vậy khi tự ý làm hồ sơ, trình ký gấp ngay trước ngày văn bản cấp xã về chứng thực đất đai hết hiệu lực? Tại sao đến ngày 2/11 mới có văn bản giải chấp mà hồ sơ chuyển nhượng đất đã được ký trước, như là sinh con rồi mới sinh cha?

Trong khi đó, tất cả các hợp đồng mua bán bất động sản, phải có quyết định giải chấp trước, sau đó bên mua và bên bán mới có thể làm hợp đồng chuyển nhượng. Liệu có hay không của sự đi đêm giữa “ông Nết – bà Lợi và bà Khuê” để có văn bản này. Ngoài ra, ông Nết cũng đã tắc trách khi ký văn bản này”.

Thêm một vấn đề, tại phiên tòa ngày 31/5 ở TAND Thị xã Phú Mỹ, khi Luật sư Đặng Văn Quyện (bảo vệ bên nguyên đơn) hỏi ông Nguyễn Đăng Nết (người chứng thực trên hai hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đât) có chứng kiến bà Phạm Thị Tuyết Mai ký tên trên hai hợp đồng chuyển nhượng đất hay không? Ông Nguyễn Đăng Nết trả lời: “Không thấy bà Phạm Thị Tuyết Mai ký tên trên hai hợp đồng chuyển nhượng đất, vì bà Hồ Thị Lợi trình ông ký chứ ông không thấy bà Phạm Thị Tuyết Mai đến UBND xã Châu Pha ngày 30/10/2009. Nhưng trong lời chứng ghi trên hai hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và được Chủ tịch UBND xã Châu Pha chứng thực thì tại dòng thứ 14 và dòng 15, trang 4: Các bên giao kết đã đọc hợp đồng này, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong hợp đồng và đã ký tên vào hợp đồng này trước sự có mặt của tôi”.

Bà Rịa – Vũng Tàu: TAND TX. Phú Mỹ với vụ án lòng vòng nhiều năm
Sơ đồ vị trí thửa đất đang gây tranh chấp.

Bà Rịa – Vũng Tàu: TAND TX. Phú Mỹ với vụ án lòng vòng nhiều năm

Vụ án này đã làm tốn khá nhiều giấy mực của báo chí, mặc dù nội tình thực sự nhìn qua tưởng chừng khá đơn giản. Điều quan trọng là, ai đang cố tình làm phức tạp hóa bản chất sự việc, hòng lấp liếm đi những sự thật đằng sau. Tất nhiên, sự thật vẫn phải là sự thật, để người dân có niềm tin vào công lý.

Vậy cán cân công lý đang trông chờ vào kết quả Toà án nhân dân tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Nhiếp ảnh và Đời sống Online sẽ tiếp tục theo dõi sự việc với tinh thần trách nhiệm của người cầm bút, phản ảnh đúng bản chất vấn đề nhằm thông tin đến cả nước một cách trung thực nhất.

Theo Nhiếp Ảnh&Đời Sống Online

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

3.8 11 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.31480 sec| 682.523 kb