Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Ca sinh mổ hi hữu của người mẹ mắc ung thư nghị lực

Ca sinh mổ hi hữu của người mẹ mắc ung thư nghị lực
"Chỉ cần được nhìn con một lần cũng mãn nguyện rồi. Đỗ Bình An là tên mẹ đặt cho con, mong con một đời bình an", chị Liên cố nói.

Bệnh nhân Liên quê tỉnh Hà Nam, được chăm sóc và điều trị tại K (Hà Nội). Đến thời điểm này, thai đã được 31 tuần. Trước diễn biến phức tạp của bệnh, bệnh nhân khó có thể giữ thêm được con trong bụng. Chiều nay 22/5, gần 20 bác sĩ Bệnh viện K T.Ư và Bệnh viện Phụ sản T.Ư đã quyết định mổ bắt con cho người mẹ, sản phụ phải ngồi mổ bởi ung thư di căn vào phổi, nếu nằm chị không thể thở được. 

Thai nhi còn thiếu gần 10 tuần tuổi, song sức khỏe sản phụ yếu, không thể cầm cự hơn nữa nên bác sĩ quyết định mổ sinh gấp.

Ca sinh mổ hi hữu của người mẹ mắc ung thư nghị lực
Chị Liên phải ngồi nghiêng khi mổ lấy thai do khó thở. 

Chị Liên được đặt lên bàn mổ trong tư thế ngồi nghiêng. Đây là tư thế rất khó để thực hiện sinh mổ, vì thế các bác sĩ cùng phải lựa theo sản phụ. Khi mổ, bác sĩ cũng không thể gây mê vì bệnh nhân có thể không tỉnh lại được. Chỉ có thể gây tê tủy sống cho sản phụ, và chị tỉnh trong suốt ca mổ.

Bên ngoài hành lang phòng mổ, anh Đỗ Văn Hùng, chồng chị Liên chắp tay cầu nguyện.

Bác sĩ rạch lớp da bụng đầu tiên, chị Liên dường như không cảm nhận được đau đớn. Mắt chị rũ xuống, thở thều thào. 16h10, bé trai chào đời và đã được mẹ chọn tên ngay trước đó là Đỗ Bình An. Tiếng khóc của con trai khiến người mẹ bừng tỉnh. Mắt chị sáng lên, giọng yếu ớt hỏi bác sĩ: "Con em nặng mấy cân?".

Ca sinh mổ hi hữu của người mẹ mắc ung thư nghị lực
Em bé được các bác sĩ đưa đến Bệnh viện Phụ sản Trung ương chăm sóc. 

Em bé rất nhỏ nhưng khóc to, lập tức được các bác sĩ cho thở oxy và đưa lên xe vận chuyển từ Bệnh viện K sang Bệnh viện Phụ sản Trung ương chăm sóc đặc biệt. Những bác sĩ còn lại trong ê kip tiếp tục hoàn thành ca mổ.

Thấy bác sĩ bế em bé bước ra khỏi phòng mổ, anh Hùng chạy đến nhìn con, khóc. Anh chỉ kịp đưa con đến xe cấp cứu đậu ở tầng một để bé sang bệnh viện phụ sản, rồi anh lại quay về phòng mổ tiếp tục chờ đợi tình hình sức khỏe của vợ. 

Trước đó, khi thấy xuất hiện u cục ở vú giai đoạn thai được 8 tuần, chị Liên chỉ nghĩ đó là dấu hiệu của viêm tuyến sữa thông thường như bao người phụ nữ trong thời kỳ , nên chủ quan không thăm khám.

Đến khi kèm triệu chứng ho nhiều, ho cả ngày, cơ thể mệt mỏi, tức vùng ngực nhiều hơn, hạch xuất hiện ở vai, 2 chân phù, đau nhức, chị mới đến Bệnh viện K để khám.

khám cho thấy chị bị ung thư vú giai đoạn 4, đã di căn. Lúc này, người mẹ đang mang trong mình sinh linh bé bỏng mới ở tháng thứ 4 của thai kỳ. Chị suy sụp, nhưng vẫn quyết định giữ lại thai nhi, hy vọng có thể cầm cự đến khi em bé đủ lớn để có thể chào đời.

Tháng 3, chị Liên nhập viện điều trị 2 đợt hóa chất, khi ấy thai được 22 tuần có sự theo dõi sát sao của các bác sĩ ung bướu và sản khoa. Bệnh nhân được khám thai định kỳ, đánh giá sự phát triển của thai nhi.

6 tuần sau hóa trị, chị Liên rơi vào tình trạng khó thở do khối u di căn phổi, tràn dịch màng phổi tiến triển, được chuyển vào khoa Hồi sức cấp cứu, thở oxy, hỗ trợ dinh dưỡng đặc biệt. Để hạn chế ảnh hưởng đến thai nhi, tất cả thuốc điều trị ung thư sử dụng cho bệnh nhân đều được các bác sĩ chuyên khoa sản và ung bướu cân nhắc cẩn trọng.

Từ khi chuyển sang khoa Hồi sức cấp cứu, tình trạng của chị Liên ngày càng nặng. Chị khó thở, xuất hiện hạch dày đặc. Hai tháng gần đây, bệnh nhân không thể nằm thở, phải ngồi suốt ngày đêm, mệt mỏi đau đớn do ung thư vú đã di căn xương, phổi.

Tối 21/5, sức khỏe chị Liên rất yếu, nguy hiểm tính mạng cả mẹ và con, các bác sĩ quyết định mổ lấy thai. Trước giờ mổ, chị Liên giọng đứt quãng mong muốn các bác sĩ sẽ bảo vệ được con trai chị chào đời khỏe mạnh. Chị sẽ dành sức lực ít ỏi cuối cùng để mong được gặp con.

"Chỉ cần được nhìn con một lần cũng mãn nguyện rồi. Đỗ Bình An là tên mẹ đặt cho con, mong con một đời bình an", chị Liên cố nói.

Phó giáo sư Trần Danh Cường, Giám đốc Phụ sản Trung ương, người trực tiếp mổ sinh cho chị Liên, chia sẻ khi chào đời, bé khóc rất to. Nghe tiếng con, chị Liên rơi nước mắt vì hạnh phúc. Em bé sức khỏe tốt, do sinh non tháng nên sẽ được điều trị bằng các phương pháp tốt nhất tại Bệnh viện phụ sản Trung ương.

Sau mổ, sản phụ hiện đã tỉnh, tình trạng rất khó tiên lượng do ung thư đã ở giai đoạn muộn, thể trạng yếu. "Bệnh viện phối hợp với các chuyên khoa để tìm ra phương án tối ưu cho bệnh nhân", bác sĩ Nguyễn Tiến Đức, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện K, cho biết.

Câu chuyện của chị Liên khiến các bác sĩ nhớ về thiếu úy Đậu Thị Huyền Trâm đã từ chối điều trị ung thư phổi giai đoạn cuối để sinh con vào tháng 7/2016. Bé Trần Gấu chào đời, chị Trâm hạnh phúc được gặp con lần đầu cũng là lần cuối. Hai tuần sau khi con chào đời, chị Trâm đã qua đời.

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

4.7 19 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.65649 sec| 646.672 kb