Nhiều cặp vợ chồng hay than vãn rằng mặc dù lương mỗi tháng của mình không quá thấp thế nhưng sau khi trừ chi phí sinh hoạt, ăn uống, chi tiêu hàng tháng thì chắng dư được bao nhiêu, có tháng còn bị âm vào tiền tiết kiệm. Thế rồi, vợ chồng cãi nhau vì tiền, đôi khi có việc gì gấp lại phải quay như chong chóng để có tiền xoay sở.
Cũng giống như nhiều gia đình khác, suốt nhiều năm đi làm, vợ chồng anh Tuấn chị Linh không tiết kiệm được nhiều vì có quá nhiều khoản chi phát sinh: con ốm đến bệnh viện đã mất đôi ba triệu, tiền thuê nhà, điện nước tăng giá, tiền học, tiền ăn… “trăm dâu đổ lên đầu tằm” khiến anh chị không ít lần cảm thấy áp lực, mệt mỏi.
Là tay hòm chìa khóa của gia đình, chị Linh đã tìm cách chi tiêu cho hợp lý và học tính tiết kiệm bằng những mẹo đơn giản của người Nhật. Kết quả là sau 3 năm, gia đình chị đã tiết kiệm được hơn 1,5 tỷ đồng. Với số tiền này gia đình chị đã thực hiện được mục tiêu ngắn hạn là đủ tiền mua một căn nhà mơ ước ở ngoại ô.
1. Giữ chi tiêu ở mức thấp
Vợ chồng chị Linh đi làm với mức lương trung bình, tổng thu nhập hàng tháng của 2 vợ chồng chỉ ngót nghét 20 triệu đồng, để tránh các khoản phát sinh chị Linh cố gắng giữ thói quen chi tiêu ở mức cơ bản:
Chuẩn bị bữa ăn trưa ở nhà: Để tiết kiệm chi phí đồng thời mong muốn có bữa ăn chất lượng, chị Linh đã nấu cơm ở nhà và mang theo đi làm. Mỗi bữa ăn như vậy cho cả gia đình hết khoảng 50.000 VNĐ, buổi tối chị cải thiện thêm thức ăn cho cả nhà với chi phí dao động khoảng 70.000 – 100.000 VNĐ. Tiền sữa, đồ ăn vặt cho con khoảng 1.000.000 VNĐ/tháng, tổng tiền ăn cả tháng dao động khoảng 4.000.000 VNĐ.
Từ chối bớt những cuộc chơi, ăn nhậu sau giờ làm: Chị Linh và anh Tuấn chỉ gặp gỡ, bàn bạc công việc với đồng nghiệp trong giờ làm, hết giờ là về nhà ngay, mọi thứ giải quyết qua email, còn bạn bè thì lâu lâu mới gặp tại nhà, mua đồ về nấu ăn chứ không phung phí tiền ở những quán nhậu hay cà phê đắt tiền. Đôi khi, vào cuối tuần cả nhà chị sẽ thay đổi không khí bằng cách đi ăn hàng nhưng chọn các quán có giá cả hợp lý.
Lên danh sách trước khi đi siêu thị: Bằng cách này chị Linh sẽ chỉ mua đủ loại vật dụng trong hóa đơn, hạn chế việc phát sinh, mua sắm theo cảm xúc.
Giảm chi phí phòng tập, spa làm đẹp: Thay vì bỏ ra một số tiền lớn để mua thẻ tập gym 6 tháng, 1 năm, chị Linh lại khuyến khích cả nhà cùng nhau chạy bộ ngoài công viên hoặc tập theo các video miễn phí trên mạng. Chị cũng tận dụng các thực phẩm tự nhiên có sẵn trong bếp để làm đẹp như sữa chua, khoai tây, dưa chuột, chanh, mật ong… Ngoài ra, vợ chồng chị cũng thực hiện lối sống tối giản, bán đi những món đồ không sử dụng như quần áo, giày dép hoặc bất cứ thứ gì khác.
2. Không cố chạy theo xu hướng
Nhiều người hiện nay khi thấy một xu hướng nào mới ra hay bạn bè mình có món đồ nào mới thì cũng quyết tâm có bằng được để bắt kịp xu hướng. Thế nhưng, theo chị Linh đây là một trong những thói quen khiến chúng ta nhanh cháy túi nhất.
3. Chọn thêm một công việc phụ phù hợp
Để cả gia đình có một khoản tiền tích lũy trong tương lai, ngoài khoản lương cố định hàng tháng, vợ chồng chị Linh cũng kinh doanh thời trang online để tăng thêm thu nhập. Thời gian đầu, vợ chồng chị Linh kiếm được khoảng 10 triệu/tháng nhưng sau một thời gian khi đã có lượng khách ổn định, chị Linh đã kiếm được số tiền gấp đôi trên 20 triệu/tháng. Công việc làm thêm này cũng giúp anh chị chi trả sinh hoạt phí và tiết kiệm thêm.
4. Đầu tư vào trái phiếu
Ngoài công việc chính tại cơ quan và kinh doanh online, vợ chồng chị Linh còn tìm thêm các kênh đầu tư khác để số tiền tiết kiệm của gia đình có thể sinh lời. Anh chị cũng băn khoăn không biết nên đầu tư vào kênh nào: bất động sản, vàng, cổ phiếu… Gửi tiết kiệm ngân hàng an toàn nhưng lãi suất thấp. Giá vàng thì trồi sụt, lên xuống bất ngờ, cổ phiếu thì anh chị không giỏi tính toán dự đoán để có thể nắm bắt cơ hội.
Tình cờ, trong một lần tìm kiếm các kênh đầu tư tài chính an toàn trên Internet, anh Tuấn đã tìm thấy hướng đi mới, đó là đầu tư vào trái phiếu. Mức lãi suất tương đối cao 13% và có tài sản đảm bảo, đã được Công ty chứng khoán APEC thẩm định, sàng lọc trước khi khuyến nghị đầu tư nên giải quyết được sự hạn chế của anh khi không có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Anh Tuấn đã bàn bạc với chị Linh và đã bỏ ra một khoản tiền gửi cố định là 500 triệu tiết kiệm được từ khi lấy nhau để mua trái phiếu có tài sản đảm bảo Happy Bond, kỳ hạn 3 năm lãi suất 13%/năm. Sau 3 năm số tiền anh chị tiết kiệm sinh lời thành 695 triệu.
Sau khi quyết định đầu tư theo khuyến nghị, anh Tuấn nhận thấy sự lựa chọn của mình là hoàn toàn sáng suốt khi đều đặn được nhận lãi suất định kỳ theo quý, có thể dùng số lãi này để chi tiêu mà không động đến phần tiền gốc. Tính toán thêm một chút, anh Tuấn tiếp tục tạo ra lãi kép khi dùng lãi này để tiếp tục tái đầu tư vào sản phẩm iSavings cũng do Công ty chứng khoán APEC phân phối. Với phương án này, anh Tuấn đã tối ưu hóa được tỉ suất lợi nhuận.
5. Tiết kiệm từ 50 – 55% thu nhập
Cố gắng tiết kiệm nhiều nhất có thể là mục tiêu chị Linh đưa ra cho cả gia đình trong vòng 10 năm. Đầu tháng, chị Linh thường chia nhỏ tổng thu nhập thành nhiều khoản để dễ kiểm soát, trong đó, anh chị dành tới 50-55% số tiền đó để tiết kiệm và đầu tư vào các kênh đầu tư an toàn, ít rủi ro cho tương lai.
Hiện nay, có rất nhiều cặp vợ chồng đang sống theo kiểu “mì ăn liền”, tháng nào biết tháng đó. Thế nên, câu chuyện tiết kiệm được hơn 1,5 tỷ sau 3 năm của vợ chồng chị Linh tưởng như bình thường thì lại là việc khiến ai cũng ngạc nhiên và thi nhau đưa ra nhiều bình luận trái chiều. Do đó, thay vì than vãn rằng bạn không thể tiết kiệm được tiền thì hãy lập kế hoạch kiểm soát chi tiêu và tìm hướng sinh lời số tiền đó hiệu quả nhất nhé.