Công ty thời trang TF 4 có địa chỉ tại ngõ 282 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội. Công ty được thành lập từ năm 2018 chủ yếu hoạt động kinh doanh hàng hóa là giày dép, ba lô, đồng hồ nhập khẩu trên các trang thương mại điện tử như: Lazada, tiki, shopee…
Được biết, kho của Công ty thời trang TF 4 được thuê theo hình thức kí gửi tại địa chỉ số 6, TT4 khu đô thị Văn Phú, phường Phú La, quận Hà Đông.
Theo tìm hiểu của PV, kho hàng ký gửi là 1 loại hình cho thuê kho trung gian, trong đó cho phép nhiều đơn vị khác nhau thuê và ký gửi hàng hóa… Hình thức này đang được các doanh nghiệp trẻ kinh doanh trên nền tảng công nghệ số sử dụng phổ biến bởi nó tích kiệm được chi phí cũng như giảm bớt được số lượng nhân công.
Để tìm hiểu sâu hơn về hoạt động kinh doanh cũng như nguồn gốc hàng hóa của công ty này, PV đã liên hệ làm việc với Cục Quản lý thị trường TP. Hà Nội.
Được biết, ngày 24/02/2020, Cục Quản lý thị trường TP. Hà Nội đã có văn bản số 178/QLTTHN-TTPC giao cho Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 26 thực hiện biện pháp nghiệp vụ làm rõ thông tin. Ngày 02/03/2020, Đội Quản lý thị trường số 26 đã có văn bản số 109/CV-Đ26 báo kết quả xác minh nội dung phản ánh về hoạt động kinh doanh của Công ty thời trang TF 4.
Theo đó, ngay sau khi nhận được công văn của Cục Quản lý thị trường TP. Hà Nội, ngày 25/02/2020, Đội Quản lý thị trường số 26 đã cử cán bộ đi xác minh tại địa chỉ số 6, TT4 khu đô thị Văn Phú, phường Phú La do ông Vũ Duy Phông làm chủ kinh doanh.
Tại thời điểm kiểm tra cho thấy đơn vị này đang lưu trữ một số mặt hàng hóa không ghi đủ nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa theo tính chất hàng hóa theo quy định với giá trị là 28.000.000 đồng.
Ông Vũ Duy Phông sau đó đã cung cấp một số giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của số hàng trên. Ông Thông cho biết thêm: “Tại đây hiện tại còn tồn một số mặt hàng hóa từ những đơn vị kinh doanh khác được ký gửi. Tôi cũng cam kết từ giờ sẽ không để tình trạng này tái diễn”.
Có thể thấy mặc dù Nhà nước luôn có những chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức, đơn vị doanh nghiệp pháp triển hoạt động kinh doanh trên nền tảng công nghệ số, nhưng điều tiên quyết hơn cả là các đơn vị phải tuân thủ theo quy định của pháp luật.
Qua sự việc trên, không chỉ Công ty thời trang TF 4 mà đây còn là bài học cho các công ty kinh doanh mới còn non trẻ, chưa nắm rõ các quy định pháp luật về hàng hóa ký gửi tại kho bãi…
Thương mại điện tử là sự mua bán sản phẩm hay dịch vụ trên các hệ thống điện tử như Internet và các mạng máy tính. Thương mại điện tử dựa trên một số công nghệ như chuyển tiền điện tử, quản lý chuỗi dây chuyền cung ứng, tiếp thị Internet, quá trình giao dịch trực tuyến, trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), các hệ thống quản lý hàng tồn kho, và các hệ thống tự động thu thập dữ liệu.
Thương mại điện tử hiện đại thường sử dụng mạng World Wide Web là một điểm ít nhất phải có trong chu trình giao dịch, mặc dù nó có thể bao gồm một phạm vi lớn hơn về mặt công nghệ như email, các thiết bị di động như là điện thoại. Thương mại điện tử thông thường được xem ở các khía cạnh của kinh doanh điện tử (e-business). Nó cũng bao gồm việc trao đổi dữ liệu tạo điều kiện thuận lợi cho các nguồn tài chính và các khía cạnh thanh toán của việc giao dịch kinh doanh.
PhapluatNet sẽ tiếp tục thông tin.