Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Cuộc bầu cử giữa kỳ có thể làm thay đổi cán cân quyền lực nước Mỹ

Cuộc bầu cử giữa kỳ có thể làm thay đổi cán cân quyền lực nước Mỹ
Hàng chục triệu cử tri Mỹ bắt đầu tới các điểm bỏ phiếu bầu cử giữa kỳ để quyết định cán cân quyền lực ở quốc hội. Đây cũng được coi là một cuộc trưng cầu dân ý về nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump.

Ngày 6/11, thế giới sẽ có được cái nhìn đầu tiên về nước Mỹ, 2 năm sau cú sốc Donald Trump đắc cử vào Nhà Trắng, điều mà những người như Obama từng cảnh báo là "một mối đe dọa".

Cuộc bầu cử giữa kỳ có thể làm thay đổi cán cân quyền lực nước Mỹ
Cuộc bầu cử sẽ quyết định cán cân quyền lực ở quốc hội Mỹ và được coi là cuộc trưng cầu dân ý về nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump.

Theo đó, cử tri trên khắp nước Mỹ sẽ đi bỏ phiếu trong đợt bầu cử giữa kỳ để lựa chọn người đại diện cho họ ở nhiều vị trí khác nhau, từ lưỡng viện quốc hội cho tới thị trưởng, cảnh sát trưởng nơi họ sinh sống.

Không giống như nhiều quốc gia khác, Mỹ có hệ thống bầu cử với các quy tắc, quy định khá phức tạp và cuộc bầu cử giữa kỳ không phải là ngoại lệ. Cuộc bầu cử này diễn ra vào giữa nhiệm kỳ 4 năm của tổng thống đương nhiệm và chứng kiến hàng loạt cuộc đối đầu giữa các ứng viên, từ các thượng nghị sĩ, hạ nghị sĩ ở Washington cho tới ủy viên hội đồng trường học ở thôn quê.

Các điểm bỏ phiếu đầu tiên mở cửa từ 5h sáng ngày 6/11 (giờ địa phương) ở Vermont, trong khi ở hầu hết các bang còn lại của Mỹ, các điểm bỏ phiếu mở cửa từ 7h hoặc 8h. Các điểm bỏ phiếu này sẽ mở cửa khoảng 12-13 tiếng đồng hồ.

Cuộc bầu cử giữa kỳ có thể làm thay đổi cán cân quyền lực nước Mỹ
Cử tri xếp hàng chờ bỏ phiếu từ tờ mờ sáng.

Từ sáng sớm, rất đông cử tri đã xếp hàng dài bên ngoài các điểm bỏ phiếu để chờ bỏ lá phiếu của mình.

Cuộc bầu cử giữa kỳ có thể làm thay đổi cán cân quyền lực nước Mỹ
250 triệu cử tri Mỹ đủ điều kiện để bỏ phiếu giữa kỳ.

Năm nay có khoảng 250 triệu cử tri Mỹ đủ điều kiện đi bỏ phiếu. Tuy nhiên, thông thường tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu giữa kỳ chỉ khoảng 30-40%.

Cử tri Mỹ sẽ bỏ phiếu để bầu lại tất cả 435 ghế của Hạ viện; 35 ghế, tức khoảng 1/3 của Thượng viện; và chọn ra 36 thống đốc bang. 

Trong số 35 ghế Thượng viện sẽ được bầu lại vào hôm nay, chỉ có 9 ghế hiện do người Cộng hòa đang nắm và 26 ghế do phe Dân chủ chiếm, tức cơ hội để đảng Dân chủ giành thêm ghế và kiểm soát Thượng viện là khá thấp, theo trang phân tích dữ liệu bầu cử FiveThirtyEight. Dù vậy, đảng Dân chủ nhiều cơ hội sẽ giành lại được Hạ viện trong lần bầu cử này.

Để giành lại quyền kiểm soát Hạ viện, đảng Dân chủ cần tối thiểu 218 ghế, hiện tại đảng này nắm 195 ghế. Giới quan sát dự đoán, đảng Dân chủ có thể giành chiến thắng ở Hạ viện với 227 ghế, trong khi đảng Cộng hòa chỉ nắm 208 ghế.

Mặc dù Tổng thống Donald Trump không có tên trên phiếu bầu, song cuộc bầu cử được coi là một cuộc trưng cầu dân ý với nhiệm kỳ tổng thống của ông với hàng loạt chính sách gây tranh cãi về thương mại, nhập cư.

cuộc bầu cử giữa kỳ có thể có tác động rất lớn tới bối cảnh chính trị của nước Mỹ, đặc biệt là với những chính sách gây tranh cãi trong hai năm qua của chính quyền Tổng thống Donald Trump. Với việc giành được quyền kiểm soát quốc hội, mỗi đảng đều có lợi thế đáng kể để thông qua chương trình nghị sự của mình hoặc cản trở các đề xuất của đối thủ cũng như bác bỏ những ứng viên được Tổng thống đề cử vào Tòa án Tối cao.

Nếu sau cuộc bầu cử giữa kỳ này, đảng Cộng hòa vẫn chiếm đa số tại hạ viện và thượng viện, nỗ lực bãi bỏ Obamacare của Trump được dự đoán là sẽ thuận lợi hơn nhiều và đạo luật thay thế có thể được thông qua ngay trong năm tới.

Trong khi đó, nếu đảng Dân chủ giành chiến thắng sau cuộc bầu cử giữa kỳ, họ có thể cản trở hàng loạt biện pháp do đảng Cộng hòa đưa ra bằng cách ngăn cản việc thực thi chúng. Khi nắm quyền kiểm soát hạ viện, đảng Dân chủ thậm chí còn có thể khởi động tiến trình luận tội Trump, kịch bản có thể khiến Tổng thống bị phế truất nếu ông bị kết luận là thông đồng với Nga.

Đây là kỳ bầu cử giữa kỳ sôi động nhất trong vào 20 năm qua tại Mỹ, xét từ cả kết quả thăm dò dư luận, lượng tiền được đổ vào quá trình vận động tranh cử và sự đa dạng của các ứng viên.

Trong số ứng viên ra tranh cử, có 411 người là phụ nữ, người da màu, người thuộc cộng đồng LGBT hoặc 216 người là người da đen, gốc Latin, châu Á, người Mỹ bản địa hoặc đa sắc tộc, đưa cuộc bầu cử năm nay trở thành một trong những cuộc bầu cử đa dạng nhất trong lịch sử.

Cuộc bầu cử này cũng chứng kiến lượng tiền đổ vào từ các "mạnh thường quân" tăng cao và tổng chi tiêu cho vận động tranh cử lần đầu tiên vượt mốc 5,2 tỷ USD (con số ngày 4 và 8 năm trước chỉ xấp xỉ nhau, chưa tới 4 tỷ USD).

Tất cả sự hứng khởi đến từ các cử tri trẻ tuổi với nguồn gốc đa dạng hay "cơn lốc tiền" để vào chiến dịch tranh cử đều tập trung ở đảng Dân chủ. Trong khi đó, những người Cộng hòa lại bước vào cuộc bầu cử với thành quả là Mỹ lần đầu trở lại vị trí nền kinh tế cạnh tranh nhất toàn cầu trong 10 năm qua, tăng trưởng kinh tế trong quý II năm nay đạt mức tốt nhất trong 4 năm, tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất kể từ năm 1969. 

H.A (TH)
 

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

4.1 7 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.17907 sec| 646.609 kb