Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Cuộc 'hôn nhân' Uber và Grab sẽ khiến taxi truyền thống khó khăn hơn?

Cuộc 'hôn nhân' Uber và Grab sẽ khiến taxi truyền thống khó khăn hơn?
Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội Nguyễn Công Hùng đã nhận định “cuộc hôn nhân” của Uber, Grab khiến các hãng taxi Việt Nam cạnh tranh khó khăn hơn.

Khi Grab và Uber gia nhập thị trường Việt Nam, các hãng taxi truyền thống lao đao vì chưa bao giờ vấp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ tới vậy. Lép vế từ giá cước, chất lượng dịch vụ tới cách thức vận hành, taxi truyền thống đã có 4 năm chật vật để sinh tồn trong thời kỳ xe công nghệ lên ngôi.

Các hãng lớn trụ được nhưng lao đao vì thị phần giảm sút. Đỉnh điểm là năm 2017, Vinasun sa thải 8.000 nhân viên để tinh giản đội ngũ. Mai Linh cũng công bố mất 6.000 nhân viên dưới áp lực cạnh tranh của những ông lớn taxi công nghệ.

Sau khoảng 4 năm cạnh tranh quyết liệt nhưng “không ăn thua”, Uber đã chính thức rời khỏi thị trường Việt Nam và trở thành "một phần của đại gia đình Grab tại Việt Nam”.

Cuộc 'hôn nhân' Uber và Grab sẽ khiến taxi truyền thống khó khăn hơn?

Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực giao thông cho rằng, việc Grab mua lại Uber đã tạm cứu taxi truyền thống. Người được hưởng lợi lớn nhất ngoài Grab, Uber chính là taxi truyền thống.

Ông Khuất Việt Hùng – Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia cho rằng, phải đặt câu hỏi vì sao các hãng taxi truyền thống cũng như các ứng dụng gọi xe Việt rất khó khăn khi phải cạnh tranh với các hãng nước ngoài ngay tại thị trường nội. Liệu hậu câu chuyện Grab thâu tóm Uber có là cơ hội cho các ứng dụng gọi xe điện tử thuần Việt chinh phục khách hàng?

“Việc Grab mua Uber thực sự là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt. Việc Grab thành công ở Đông Nam Á, giành lại thị phần của Uber, là ví dụ rất sinh động các doanh nghiệp ở Đông Nam Á trong đó có Việt Nam có thể trưởng thành, đứng vững trên thị trường của mình. Điều này tạo cảm hứng, và niềm tin tốt đẹp cho doanh nghiệp”, ông Hùng nhận định.

Ngoài ra, việc Grab tính cước phí giờ cao điểm cũng là tạo điều kiện cho taxi truyền thống hút khách về phía mình, bởi taxi có lợi thế là giá cước ổn định.

Ngoài ra, nếu Grab độc quyền, đối xử không tốt với tài xế thì sẽ bị khách hàng và tài xế quay lưng lại. Thực tế, với mức chiết khấu Grab đang thu đến gần 30%, một số tài xế Uber đã quyết định gia nhập taxi truyền thống.

Cuộc 'hôn nhân' Uber và Grab sẽ khiến taxi truyền thống khó khăn hơn?

Tuy nhiên, trên một khía cạnh khác, tại buổi tọa đàm trực tuyến "Grab thâu tóm Uber, cơ hội nào cho doanh nghiệp Việt?" vừa diễn ra, Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội Nguyễn Công Hùng đã nhận định “cuộc ” của Uber, Grab khiến các hãng taxi Việt Nam cạnh tranh khó khăn hơn.

Đáng lưu ý theo vị này, lâu nay, 77 doanh nghiệp taxi hoạt động ở Hà Nội hoạt động theo kiểu “một chiếc đũa”, bị chia nhỏ. Ai cũng có ứng dụng, kênh kết nối riêng của mình. Trước thực tế hiện nay, theo ông Hùng, taxi Hà Nội phải đoàn kết.

Theo đó, đại diện Hiệp hội taxi Hà Nội đã đề xuất làm tổng đài chung cho các hãng nhưng doanh nghiệp taxi hoạt động lâu năm, có tên tuổi không ủng hộ. Sau đó, Hiệp hội kiến nghị xây dựng một trung tâm điều hành đặt xe qua mạng.

Ông Hùng cho biết, đây là một sàn giao dịch dùng chung cho tất cả hãng taxi Hà Nội, giúp tất cả mọi người khi đến thủ đô có thể tải, truy cập phần mềm, lựa chọn hãng tùy thuộc vào tên tuổi hay giá cả đã hiển thị sẵn.

Chi 2.200 tỷ đồng vào ứng dụng gọi xe VATO ngay sau khi Uber rút lui, ông Nguyễn Trí Dũng, Tổng giám đốc Công ty Phương Trang khẳng định sẵn sàng chấp nhận có đấu trường để cạnh tranh phát triển.

"Chúng tôi mong muốn có sự rõ ràng trong luật pháp và chính sách để tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch, có nghĩa vụ với Nhà nước, trách nhiệm với các cơ quan liên ngành", ông Dũng nói.

Văn Toàn (TH)

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

4.4 27 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.31410 sec| 633.984 kb