Gần đây, có nhiều ý kiến cho rằng cơ sở nuôi trồng hải sản của Công ty CP Nhật Long ở phường Hà Phong, TP. Hạ Long. có tác động xấu đến vùng đệm di sản vịnh Hạ Long, người lại bảo cở sở nuôi trồng hải sản này có trước khi vịnh Hạ Long được công nhận là di sản.
Tuy nhiên, thực tế ao đầm Công ty CP Nhật Long có nguồn gốc từ trước khi vịnh Hạ Long được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới năm 1994 vùng lõi. Cụ thể, ngày 28/9/1989 UBND thị xã Hồng Gai (nay là TP. Hạ Long) đã có quyết định giao cho gia đình ông Nguyễn Văn Lạng sử dụng 40ha bãi triều ở đây đắp đầm nuôi trồng hải sản. Ngày 12/02/1993, UBND thị xã Hồng Gai lại giao cho Nguyễn Văn Ngọc là con ông Lạng 18ha bãi triều, ở đây nuôi trồng thủy sản (tức là trước 1 năm vùng lõi vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản).
Được biết, ngay những năm đầu dưới ánh sáng của Đảng vận động nhân dân đẩy mạnh tăng gia sản xuất, khuyến kích các thành phần kinh tế chăn nuôi trồng trọt theo mô hình VAC, ông Nguyễn Văn Lạng ở phường Hà Phong đã khổ công quai đê lấn biển cửa cái Hà Sú thành ao đầm nuôi tôm cá, ích nước lợi nhà.
Cơ sở nuôi trồng hải sản của Công ty CP Nhật Long ở phường Hà Phong, TP. Hạ Long sản xuất ổn định, liên tục từ những năm cuối của thập kỷ 80 đến nay, và phát triển nghề theo truyền thống cha truyền con nối. Nay ông Lạng không còn nữa, người con trai ông là Nguyễn Văn Long kế tục nghề cha và nâng cấp từ hộ cá thể của người bố lên Công ty CP Nhật Long.
Cở sở ao đầm của Công ty CP Nhật Long còn là trung tâm nghiên cứu, thực hành ứng dụng của nhiều trường dạy nghề nuôi trồng thủy sản phía Bắc, trong đó trường Đại học Hạ Long có hợp tác thực tập sinh thường xuyên, ổn định, lâu dài. Từ lò thực hành này, nhiều sinh viên khoa nuôi trồng thủy sản của trường Đại học Hạ Long đã trưởng thành là người nuôi tôm xuất khẩu giỏi và chủ doanh nghiệp nuôi tôm cá có lãi ở địa phương.
Công ty CP Nhật Long không ngừng tái sản xuất mở rộng. Ngày 05/4/2019, UBND tỉnh Quảng Ninh có Công văn số 2157/UBND-QH1 giao cho các sở, ngành và TP. Hạ Long trình duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết, xây dựng tỷ lệ 1/500 khu du lịch sinh thái kết hợp với nuôi trồng thủy sản của Công ty CP Nhật Long tại thực địa hiện có, với diện tích 159,9ha (đã được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương nghiên cứu quy hoạch tại Công văn số 9258/UBND/HQ1).
Ngày 22/5/2019, UBND TP. Hạ Long ra Quyết định số 3264/QĐ-UBND phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 khu du lịch sinh thái kết hợp với nuôi trồng thủy sản, giao cho Công ty CP Nhật Long tự bỏ kinh phí nghiên cứu lập quy hoạch. Diện tích nghiên cứu 157,09ha, các chỉ tiêu sử dụng đất, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật... đáp ứng cơ sở nuôi trồng thủy sản công nghệ cao, dịch vụ thực hành đào tạo nghề nuôi trồng thủy sản quốc gia và là điểm thăm quan du lịch phong cảnh thủy sinh hàng đầu Quảng Ninh với quy mô 1 triệu lượt khách/năm vào năm 2035.
Tỉnh Quảng Ninh - thủ phủ ngành nuôi tôm phía Bắc. Theo số liệu thống kê năm 2017, diện tích nuôi tôm toàn tỉnh là 20.600ha, sản lượng trên 45.000 tấn, thì cơ sở sản xuất của Công ty CP Nhật Long là nòng cốt ở TP. Hạ Long với 8,6ha, năng suất 40tấn/vụ. Ngoài nuôi tôm, Công ty CP Nhật Long còn nuôi cá song, cá vược, cá rô phi nước mặn với sản lượng 50 tấn/năm đang trên đà phát triển, mở rộng cơ sở sản xuất năm 2019 lên 120ha ao đầm, nâng sản lượng lên 60 tấn tôm/vụ.
Đầm ông Lạng đã và đang tỏa sáng bức tranh kinh tế nuôi trồng hải sản bên bờ vịnh Hạ Long TP. Hạ Long, trung tâm của thủ phủ nuôi tôm phía Bắc.
Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long được xác định 3 vùng bảo vệ, phát huy giá trị gồm vùng lõi, vùng đệm và vùng chuyển tiếp. Vùng đệm là những vùng xác định ranh giới rõ ràng, nằm ngoài ranh giới các di sản, được quản lý để nâng cao giá trị bảo tồn di sản và của chính vùng đệm, đồng thời mang lại lợi ích về kinh tế cho nhân dân sống quanh di sản.
Vùng đệm không phải là “cấm địa”, tỉnh Quảng Ninh có quy hoạch đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương là việc làm đúng đắn. Hệ thống ao đầm của Công ty CP Nhật Long, “hậu duệ” của đầm ông Lạng ăn ra làm nên, người dân địa phương vẫn quen gọi là đầm ông Lạng.