Hàng mã của làng Đông Hồ không chỉ tiêu thụ ở miền Bắc mà còn được chuyển vào miền Nam, thậm chí đưa sang Lào, Đài Loan, Trung Quốc.
Đồ hàng mã đa dạng từ mũ, áo, quạt, xe ngựa, cá chép đến ô tô, tủ lạnh… Mỗi nhà làm một thứ nên tiêu thụ tốt, không phải cạnh tranh nhau. Có thời điểm, ô tô các tỉnh ùn ùn tới đánh hàng khiến các hộ dân xoay không kịp.
Thời gian gần đây, thị trường vàng mã xuất hiện nhiều mẫu mã chạy đua theo hàng hiệu với đầy đủ các sản phẩm có kiểu dáng giống hàng thật đến từng chi tiết.
Nhà nghề hàng mã của chị Tú Hằng là một trong số ít những hộ gia đình tại xã Song Hồ không làm các loại sản phẩm hàng mã bình dân. Thay vào đó, chị hướng đến những đối tượng “chịu chơi, chịu chi” hơn.
Theo đó, những sản phẩm hàng mã “chân thật đến từng chi tiết” mà gia đình chị sản xuất đều làm theo toàn bộ yêu cầu của người đặt hàng. Nhiều người đến đặt hàng mã, không ít người sẵn sàng vung tiền triệu để mua đồ cao cấp, mẫu mới.
Chị Tú Hằng chia sẻ: “Mỗi sản phẩm gia đình chúng tôi làm ra đều rất độc và lạ. Tùy theo đối tượng khách hàng, tùy từng yêu cầu mà sản phẩm hàng mã sẽ có giá thành khác nhau. Dao động từ 3 triệu đến 10 triệu đồng/bộ. Thời điểm cận Tết đến thì lo làm vàng mã, đồ cúng tiễn ông Công ông Táo về trời, ra giêng thì làm xe ngựa, kiệu cờ phục vụ lễ hội. Vào vụ sau đó thì chuẩn bị đồ mã cúng rằm tháng 7”.
“Giá thành cao hơn tùy theo nhu cầu của người đặt, đồng thời là do chất liệu cũng đắt hơn, gia công mất thời gian hơn và yêu cầu tính tỉ mỉ hơn. Hầu như khách đặt cho các cô đồng, hay những người thân đến để mua đồ phục vụ cho người cõi âm”, chị Hằng cho hay.
Cùng điểm qua một số sản phẩm hàng mã tiền triệu:
Thu Huyền