Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 diễn ra từ ngày 9 - 10/8. Thí sinh phải làm ba bài thi bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và một bài tự chọn là Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội. Kết quả được dùng để xét công nhận tốt nghiệp THPT và là cơ sở để xét tuyển đại học.
Kỳ thi được tổ chức trong thời điểm cả nước đang chiến đấu với dịch Covid-19 tái bùng phát. Để đảm bảo an toàn cho giáo viên, thí sinh trong kỳ thi tốt nghiệp, ngành giáo dục Đồng Nai quyết định cho thí sinh thuộc diện F1, F2 do tiếp xúc với người nhiễm Covid-19 thi riêng vào đợt 2. Bên cạnh đó, tất cả những người tham gia tổ chức thi phải mặc trang phục bảo hộ theo quy định và triển khai các biện pháp phòng tránh lây nhiễm chéo trong quá trình tổ chức thi.
Thời điểm hiện tại, hầu hết các địa phương đã có công tác chuẩn bị kỹ lưỡng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, đặc biệt là phương án bảo đảm an ninh, phân luồng giao thông, cũng như các phương án bảo vệ cho kỳ thi. Điện lực, y tế thường trực các điểm thi.
Các thí sinh, cán bộ coi thi đều được kiểm tra thân nhiệt, sát khuẩn bằng dung dịch sát khuẩn tay, đeo khẩu trang trước khi bước vào điểm thi, đảm bảo an toàn trong mùa dịch.
Hầu hết các thí sinh đều chủ động trang bị sẵn khẩu trang, sát khuẩn tay để bảo vệ bản thân. Khẩu trang y tế cũng được chuẩn bị sẵn, phát miễn phí đối với những thí sinh quên không đeo.
Trong tổng số 900.079 học sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT trên cả nước, có tổng cộng 866.946 thí sinh trên cả nước có mặt làm thủ tục dự thi, đạt tỷ lệ 96,3% so với tổng số thí sinh đăng ký dự thi.
Tổng số thí sinh không đến làm thủ tục dự thi là 32.229 em, chiếm tỷ lệ 3,58%. Đáng chú ý, tổng số thí sinh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nên không thể dự thi là 26.168 chiếm tỷ lệ 2,91% so với tổng số thí sinh đăng ký dự thi.
Môn Ngữ Văn tốt nghiệp THPT năm 2020 có thời gian làm bài 120 phút. Thời gian phát đề cho thí sinh là 7h30. Các thí sinh sẽ có 5 phút để đọc và kiểm tra nội dung đề, phát hiện sai sót (nếu có) của đề.
Đề thi môn Ngữ Văn tốt nghiệp THPT năm 2020 vẫn ở dạng quen thuộc với 2 phần: Đọc - hiểu (3 điểm) và làm văn (7 điểm).
Phần đọc - hiểu chỉ nên chiếm tối đa là 30 phút. Phần đọc - hiểu văn bản có nhiều cách đặt câu hỏi khác nhau, vì vậy các thí sinh cần đọc thật kỹ đề để tránh trả lời sai yêu cầu. Các thí sinh cần lưu ý trả lời đúng trọng tâm, “hỏi gì, đáp nấy” theo đúng yêu cầu của đề bài.
Đối với phần Nghị luận xã hội, các thí sinh cần xác định đúng vấn đề được yêu cầu nghị luận, sau đó chọn cho đoạn văn một thao tác lập luận chính để triển khai nhất quán, đồng đều.
Tham khảo đề thi môn Ngữ Văn THPT quốc gia năm 2019: