Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Đề xuất người lao động được nghỉ thêm 1 ngày dịp Tết Dương lịch

Đề xuất người lao động được nghỉ thêm 1 ngày dịp Tết Dương lịch
Liên quan đến Bộ luật Lao động (sửa đổi), ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, đề nghị đoàn chủ tịch Tổng Liên đoàn xem xét cân nhắc đề xuất bổ sung thêm 1 ngày nghỉ Tết Dương lịch cho người lao động, từ 1 ngày theo quy định hiện hành lên 2 ngày.

Sáng ngày 9/9, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức hội nghị đoàn chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam lần thứ 7 (khóa XII).

Liên quan đến Bộ luật Lao động (sửa đổi), ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, đề nghị đoàn chủ tịch Tổng Liên đoàn xem xét cân nhắc đề xuất bổ sung thêm một hoặc một số ngày nghỉ trong năm cho người lao động.

Đề xuất người lao động được nghỉ thêm 1 ngày dịp Tết Dương lịch
Ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, trình bày một số vấn đề lớn trong Bộ luật Lao động sửa đổi (lần 3).

Nguyên nhân là hiện nay, số ngày nghỉ lễ, tết của Việt Nam ở mức trung bình thấp so với các quốc gia trên thế giới và khu vực. Cụ thể, Campuchia là 28 ngày, Brunei 15 ngày, Indonesia 16 ngày, Malaysia 12 ngày, Myanmar 14 ngày, Philippines là 12 ngày… còn tổng số ngày nghỉ lễ, tết hiện nay của Việt Nam là 10 ngày.

“Việc tăng thêm một ngày nghỉ lễ sẽ giúp cho người lao động vừa được nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động, vừa có thêm thời gian chăm lo cho gia đình và góp phần kích thích các ngành dịch vụ phát triển…” - ông Hiểu nhấn mạnh.

Theo đó, đề nghị bổ sung 1 ngày nghỉ Tết Dương lịch cho người lao động, từ 1 ngày theo quy định hiện hành lên 2 ngày. Trước đó, cuối tháng 4, khi lấy ý kiến dự thảo bộ luật Lao động (sửa đổi), Bộ LĐ-TB-XH cũng đưa ra phương án bổ sung 1 ngày nghỉ lễ vào ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7) để tri ân những người có công. Tuy nhiên, đề xuất này gặp nhiều ý kiến trái chiều của các chuyên gia, đại biểu Quốc hội và người dân.

Tại kỳ họp Quốc hội lần thứ 7 (tháng 5/2019), một số đại biểu đề xuất lấy ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6 hoặc ngày Gia đình Việt Nam 28/6 là ngày nghỉ lễ, chứ không chọn ngày 27/7 làm ngày nghỉ tăng thêm. Tiếp thu các ý kiến, sau kỳ họp Quốc hội, Bộ LĐ-TB-XH đã rút đề xuất trên khỏi dự thảo luật.

Ngoài ra, ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng cho biết, xu hướng giảm giờ làm là xu hướng tiến bộ của con người trên cơ sở phát triển của lực lượng sản xuất nhằm đảm bảo tăng năng suất lao động để phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp nhưng vẫn duy trì được sức khỏe và có thời gian để chăm sóc gia đình cũng như các hoạt động .

Hiện nay, quy định về thời gian làm việc bình thường của người lao động là 48 giờ/tuần, số giờ làm việc của Việt Nam tính ra cao hơn so với nhiều nước trong khu vực và thế giới.

Do đó, dựa trên cơ sở ý kiến của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và nguyện vọng của đa số người lao động, tiếp thu ý kiến đại biểu về việc giảm thời gian làm việc bình thường từ 48 giờ/tuần xuống còn “không quá 44 giờ trong một tuần” và đưa vào dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) để Quốc hội thảo luận và biểu quyết.

“Việc giảm thời gian làm việc bình thường nhằm đảm bảo hài hòa với các yếu tố sức khỏe, góp phần tăng thu nhập, việc làm cho người lao động. Về phía doanh nghiệp, điều này cũng tạo ra động lực để doanh nghiệp cải tiến trang thiết bị, đổi mới quản trị doanh nghiệp, nâng cao năng suất lao động,” ông Ngọ Duy Hiểu nói.

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

3.8 9 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.83011 sec| 634.234 kb