Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Đi nước ngoài hơn 100 ngày trong 2 năm, ông Tề Trí Dũng làm được gì?

Đi nước ngoài hơn 100 ngày trong 2 năm, ông Tề Trí Dũng làm được gì?
Ông Tề Trí Dũng, sinh năm 1981, làm Tổng giám đốc IPC khi mới 34 tuổi; nắm quyền điều hành doanh nghiệp nhà nước mà UBND TP.HCM sở hữu 100% vốn điều lệ lên đến khoảng 2.900 tỉ đồng. Ông Tề Trí Dũng cũng nắm quyền chi phối ở nhiều công ty con, công ty liên doanh, liên kết IPC.

Tại buổi họp sơ kết hai tháng đầu năm về tình hình kinh tế- TP.HCM và triển khai nhiệm vụ tháng 3/2019, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Long từng cho biết, qua thanh tra, phát hiện nhiều cán bộ, công chức đi công tác nước ngoài vượt quá quy định. Cá biệt, có cán bộ đi công tác hơn 100 ngày trong 2 năm.

Theo tìm hiểu được biết, cán bộ đi công tác hơn 100 ngày trong 2 năm chính là ông Tề Chí Dũng, nguyên Tổng giám đốc công ty Tân Thuận (IPC). 

Đi nước ngoài hơn 100 ngày trong 2 năm, ông Tề Trí Dũng làm được gì?
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết, có nhiều cán bộ đi công tác nước ngoài vượt quá quy định.

Trước đó, vào tối ngày 14/5, Công an TP.HCM đã khởi tố, bắt tạm giam ông Tề Trí Dũng - nguyên Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Phát triển Công nghiệp Tân Thuận (IPC). Ông Tề Trí Dũng bị khởi tố về hai tội danh Tham ô tài sản và Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí.

Ông Tề Trí Dũng, sinh năm 1981, làm Tổng giám đốc IPC khi mới 34 tuổi; nắm quyền điều hành doanh nghiệp nhà nước mà UBND TP.HCM sở hữu 100% vốn điều lệ lên đến khoảng 2.900 tỉ đồng. Ông Tề Trí Dũng cũng nắm quyền chi phối ở nhiều công ty con, công ty liên doanh, liên kết IPC.

Tuy nhiên, chỉ trong một thời gian ngắn khi ông Tề Trí Dũng nắm quyền chi phối, hàng loạt sai phạm nghiêm trọng xảy ra tại IPC như xem thường pháp luật, kỷ luật, kỷ cương, có dấu hiệu lợi ích nhóm; sai phạm trong những “phi vụ”  ném tiền qua cửa sổ; lũng đoạn tài sản nhà nước thông qua ciệc chuyển nhượng dự án;  "phù phép" tăng vốn điều lệ…

Theo kết luận của Thanh tra thành phố, IPC đã dùng vốn ngân sách chi cho lãnh đạo IPC đi nước ngoài, lên đến hàng tỷ đồng.

Đi nước ngoài hơn 100 ngày trong 2 năm, ông Tề Trí Dũng làm được gì?
Ông Tề Trí Dũng, nguyên Tổng giám đốc công ty Tân Thuận chính là cán bộ đi công tác hơn 100 ngày trong 2 năm.

Theo thống kê, trong năm 2016, ông Tề Trí Dũng đi nước ngoài 46 ngày và tăng lên 60 ngày trong năm 2017, trong đó có chuyến đi châu Âu kéo dài 18 ngày.

Hàng loạt cá nhân lãnh đạo khác từ cấp phòng đến Ban tổng giám đốc cũng đi nước ngoài nhiều lần, mỗi lần kéo dài nhiều ngày, với số ngày cao nhất lên đến 65 ngày/người/năm; có lãnh đạo, số ngày nghỉ phép đi nước ngoài về việc riêng (đã trừ các ngày nghỉ theo quy định) lên đến 49 ngày...

Tháng 9/2016, UBND TP có quyết định cho phép ông Tề Trí Dũng cùng 3 cán bộ của Công ty IPC đi công tác tại Bỉ, Hà Lan và Hoa Kỳ để nghiên cứu chuẩn bị đầu tư Khu công nghiệp Hiệp Phước. Thời gian là 11 ngày (từ 10-10-2016 đến ngày 21-10-2016).

kiểm tra cho thấy công ty IPC ký hợp đồng tham quan châu Âu và Mỹ (chi phí hơn 1,1 tỉ đồng cho 4 người) với đơn vị tổ chức trong 16 ngày. Ông Dũng đi vượt kế hoạch 5 ngày. Sau chuyến công tác, công ty IPC có cho UBND TP nhưng nội dung không thể hiện rõ kết quả, đúc kết được qua chuyến đi.

- Tương tự, dịp tết dương lịch năm 2018, ông Tề Trí Dũng và ông Trần Đăng Linh - Phó tổng giám đốc công ty IPC - đi công tác tại Hà Lan, Đức, Tây Ban Nha và Pháp.

Theo phê duyệt của UBND TP, hai ông này được cử đi công tác từ ngày 2/1/2018 đến 12/1/2018. Tuy nhiên, thực tế thanh tra nhận thấy hai ông này đi từ ngày 29/12/2017 (trước 5 ngày) và về ngày 15/1/2018 (trễ 3 ngày).

Ngoài hai ông, còn có 6 người cùng đi dù không có quyết định cử đi công tác của TP. Kinh phí chi trả cho mỗi người là 246 triệu đồng/người. Sau chuyến đi, IPC có báo cáo cho UBND TP về chuyến công tác tại châu Âu, nhưng nội dung lại không thể hiện rõ kết quả, kinh nghiệm đúc kết.

Kết luận thanh tra chỉ ra trong 2 năm không riêng ông Dũng mà các vị trí quản lý công ty, số ngày đi nước ngoài (bao gồm đi công tác và việc riêng, nghỉ mát) rất nhiều, chiếm tỉ lệ lớn trong số ngày làm việc của năm.

Cụ thể: ông Tề Trí Dũng (106 ngày), ông Phạm Xuân Trung (89 ngày), ông Vũ Xuân Đức (84 ngày), ông Trần Đăng Linh (83 ngày), ông Nguyễn Trường Bảo Khánh (59 ngày), Nguyễn Việt Dũng - phó tổng giám đốc (49 ngày), Bùi Hải Hà (49 ngày)...

Mặc dù năm 2017, TP đã có văn bản chỉ đạo Công ty IPC quản lý chặt chẽ tình trạng cán bộ quản lý đi nước ngoài nhưng IPC vẫn không chấn chỉnh và tái diễn.

"Việc đó có ảnh hưởng đến nhiệm vụ được giao và quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Cấp ủy Đảng cần làm rõ và xử lý..." - kết luận thanh tra nêu.

Theo đó, ngày 29/10/2018, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong đã ký quyết định tạm đình chỉ công tác ông Tề Trí Dũng - Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC) do liên quan đến các sai phạm tại IPC.

Ngoài ra, số đoàn đi công tác và số lần đi nước ngoài (việc riêng) của người quản lý và trưởng, phó phòng nhiều. Số ngày đi nước ngoài (tự túc) nhiều hơn số ngày phép theo quy định của Bộ luật Lao động.

Theo Thanh tra TP việc đi nước ngoài nhiều nhưng không thể hiện được kết quả gây lãng phí ngân sách tại Công ty IPC và các đơn vị thành viên có vốn góp của nhà nước.

Tuy lãnh đạo đi nước ngoài "như đi chợ" nhưng kết quả kinh doanh của Tân Thuận lại không mấy sáng sủa. Điểm nhấn trong chuỗi tăng trưởng của doanh nghiệp giữ vai trò tiên phong phát triển cơ sở hạ tầng phía Nam thành phố rơi vào năm 2015 khi doanh thu đạt 1.138 tỷ đồng.

Nguyên nhân chính là do công ty thực hiện chỉ đạo của UBND TP.HCM về việc thu lợi tức 1.637 tỷ đồng từ Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng. Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho đối tác liên doanh tăng vốn điều lệ, công ty đã đề xuất và được thành phố chấp thuận chủ trương thu một phần tương ứng hơn 750 tỷ đồng.

Báo cáo tài chính năm 2017 ghi nhận doanh thu thuần giảm đến 70% so với năm 2016, chỉ còn xấp xỉ 89 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ cũng kéo dài chuỗi tăng trưởng âm năm thứ ba liên tiếp, chỉ còn 666 tỷ đồng.

Tổng tài sản hợp nhất của IPC tính đến cuối năm này đạt 9.356 tỷ đồng, tăng gần 400 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Vốn chủ sở hữu (bao gồm 2.926 tỷ đồng vốn điều lệ thực góp, quỹ đầu tư phát triển, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối...) chiếm tỷ trọng xấp xỉ 88% trong cơ cấu nguồn vốn, còn lại là nợ phải trả.
 

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

3.5 5 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.83742 sec| 657.633 kb