Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Đông Anh – Hà Nội: Cần làm rõ công trình có dấu hiệu kém chất lượng, gian lận hồ sơ

Đông Anh – Hà Nội: Cần làm rõ công trình có dấu hiệu kém chất lượng, gian lận hồ sơ
Người dân phản ánh công trình xây lắp cải tạo, nâng cấp chỉnh trang khuôn viên ao đầu làng thôn Cầu Cả, xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, TP.Hà Nội thi công kém chất lượng, không đúng theo hồ sơ mời thầu. Đồng thời, trong quá trình đấu thầu và thi công dự án xuất hiện nhiều dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật.

Cụ thể, gói thầu xây lắp công trình cải tạo, nâng cấp chỉnh trang khuôn viên ao đầu làng thôn Cầu Cả, xã Cổ Loa, huyện Đông Anh là gói thầu đấu thầu qua mạng, được chủ tịch UBND xã Cổ Loa ký quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu ngày 11/8/2020. Đơn vị trúng thầu là công ty cổ phần thiết kế công trình xây dựng Đồng Tâm. Giá gói thầu là 9.102.131.821 VND, giá trúng thầu 9.091.737.000 VND thực hiện trong 160 ngày.

Gói thầu trên có tỷ lệ tiết kiệm thấp bất thường chỉ đạt 0,1%, khoảng hơn 10 triệu đồng (Theo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tỷ lệ tiết kiệm trung bình khi đấu thầu qua mạng năm 2019 là 5,4%). 

Đông Anh – Hà Nội: Cần làm rõ công trình có dấu hiệu kém chất lượng, gian lận hồ sơ
Công trình cải tạo, nâng cấp chỉnh trang khuôn viên ao đầu làng thôn Cầu Cả, xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, TP.Hà Nội.

Dấu hiệu gian lận HSDT

Theo tìm hiểu, tại dự án nêu trên xuất hiện dấu hiệu không minh bạch trong quá trình đấu thầu và thi công. Cụ thể, trong hồ sơ dự thầu (HSDT) nhà thầu kê khai nhân sự Hoàng Văn Đức là nhân sự chủ chốt trùng với gói thầu xây lắp nâng cấp nhà văn hóa thôn Cổ Dương do UBND xã Tiên Dương, huyện Đông Anh, TP.Hà Nội làm chủ đầu tư. Hai gói thầu này trùng thời gian thực hiện thi công.

Đông Anh – Hà Nội: Cần làm rõ công trình có dấu hiệu kém chất lượng, gian lận hồ sơ
Công nhân thi công tại công trường không được trang bị bảo hộ lao động.

Đồng thời, trong HSDT kê khai ông Vi Văn Thoong làm chỉ huy trưởng công trình. Tuy nhiên, tại công trường, công nhân ở đây cho biết chỉ huy trưởng là bà Đào Thị Bản.

Việc làm này của công ty Đồng Tâm có dấu hiệu vi phạm Thông tư số 03/2017/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư: “Nhà thầu không được kê khai những nhân sự, thiết bị đã huy động cho gói thầu khác có thời gian làm việc trùng với thời gian thực hiện gói thầu này. Trường hợp kê khai không trung thực thì nhà thầu sẽ bị đánh giá là gian lận” và không phù hợp với yêu cầu của hồ sơ mời thầu (HSMT). Ngoài ra, đây cũng là hành vi có dấu hiệu vi phạm một trong những điều cấm trong đấu thầu được quy định tại điểm b, khoản 4, điều 89 – Luật Đấu thầu 2013. Có thể bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 3-5 năm.

Xuất hiện nhiều dấu hiệu sai phạm trong thi công

Ông D - người dân thôn Cả, xã Cổ Loa, huyện Đông Anh cho biết: “Mặt cắt tuyến đường trong hồ sơ thiết kế thể hiện phần dưới cùng là đất đắp đầm chặt đạt tiêu chuẩn K=0.95 và K>=0.98, sau đó đến đá dăm và nhựa, tuy nhiên thực tế nhà thầu không đổ đất và lu nén mà sử dụng rác thải xây dựng, không đủ hệ số nén khiến cho công trình kém chất lượng. Tôi có phản ánh việc này lên UBND xã Cổ Loa tuy nhiên vẫn không được giải quyết”. Cũng theo ông D, công trình này không thấy có tư vấn giám sát xuống giám sát, mọi việc đều do vợ chồng bà Bản (chủ doanh nghiệp Đồng Tâm) chỉ đạo hết. 

Đông Anh – Hà Nội: Cần làm rõ công trình có dấu hiệu kém chất lượng, gian lận hồ sơ
Kết cấu phần đường theo thiết kế được phê duyệt, mua đất đắp đầm chặt đạt K95 trở lên.

Đông Anh – Hà Nội: Cần làm rõ công trình có dấu hiệu kém chất lượng, gian lận hồ sơ

Đông Anh – Hà Nội: Cần làm rõ công trình có dấu hiệu kém chất lượng, gian lận hồ sơ
Theo phản ánh, thực tế nhà thầu đổ chất thải xây dựng được đổ làm nền đường, không đạt hệ số nén.

PV tìm hiểu được biết, liên quan đến vấn đề đất để đắp, trong HSMT chủ đầu tư có yêu cầu nhà thầu mua đất để đắp nền móng công trình, nền đường, bờ ao… không có hạng mục nào sử dụng phế thải xây dựng.

Có mặt thực tế tại công trường, phóng viên ghi nhận công trình vẫn đang trong quá trình thi công, lộ diện một số sai phạm. Cụ thể, tại công trường không xây dựng nhà làm ban chỉ huy công trường, không cắm biển báo, rào chắn bảo hộ, công nhân thi công không có bảo hộ lao động. Nhà thầu dùng máy bơm, lấy nước ao bên cạnh để trộn bê tông, sử dụng gạch xây không đúng yêu cầu HSMT.

Đông Anh – Hà Nội: Cần làm rõ công trình có dấu hiệu kém chất lượng, gian lận hồ sơ
Trong HSMT phần mối nối ống cống bê tông là gạch chỉ, nhưng thực tế, nhà thầu sử dụng gạch bê tông để xây mối nối các ống cống.

Trong HSMT phần nước được yêu cầu: “Nước dùng cho thi công phải lấy mẫu phân tích để xem có đảm bảo chất lượng hay không. Về nguyên tắc, chỉ có nước uống được, có chứa ít hơn 0,2% NaCl theo trọng lượng sẽ được dùng để trộn bê tông, các sản phẩm khác có xi măng và dùng cho việc bảo dưỡng các sản phẩm bê tông, xi măng trong suốt 24 giờ đầu tiên sau khi tưới nước”. Tuy nhiên, nhà thầu lại sử dụng nước ao bên cạnh bơm lên thùng và đổ thẳng máy trộn bê tông.

Đông Anh – Hà Nội: Cần làm rõ công trình có dấu hiệu kém chất lượng, gian lận hồ sơ
Máy bơm bơm nước từ ao lên thùng, công nhân dùng xô múc nước từ thùng đổ trực tiếp vào máy trộn bê tông.

Để rộng đường dư luận, PV liên hệ làm việc với UBND xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, TP.Hà Nội, tuy nhiên sau nhiều lần liên hệ PV vẫn không nhận được hồi âm.

Diễn đàn pháp luật sẽ tiếp tục thông tin.

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

3.5 15 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.46970 sec| 658.953 kb