Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Đuổi học 7 học sinh vì nói xấu thầy cô: Đâu là bản lĩnh của nhà giáo?

Đuổi học 7 học sinh vì nói xấu thầy cô: Đâu là bản lĩnh của nhà giáo?
"Nếu đuổi học là phương cách được vận dụng một cách dễ dãi thì đâu là bản lĩnh hay sự kiên nhẫn của nhà trường, thầy cô. ", thạc sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng Dũng, giảng viên Trường ĐH Thủ Dầu Một, Bình Dương nhìn nhận.

Tại trường THPT Nguyễn Trãi (TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa), do của một bị thu trong giờ học không khóa nên cô giáo chủ nhiệm thấy màn hình hiện cuộc nói chuyện nhóm qua . Kiểm tra, cô đọc được nội dung nói xấu thầy cô, nhà trường...

Cho rằng học sinh đã "dùng mạng xúc phạm danh dự và uy tín của giáo viên, gây ảnh hưởng xấu tới công tác giáo dục của nhà trường", hiệu trưởng đã xử lý kỷ luật. Ba học sinh lớp 10 sau đó bị buộc thôi học một năm do vi phạm đạo đức. Bốn em khác bị đuổi học một tuần, một nữ sinh bị cảnh cáo trước toàn trường.

Đuổi học 7 học sinh vì nói xấu thầy cô: Đâu là bản lĩnh của nhà giáo?
Quyết định kỷ luật học sinh của Ban Giám hiệu Trường THPT Nguyễn Trãi (TP. Thanh Hóa)

Là một người vừa hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, vừa hành nghề tham vấn tâm lý, thạc sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng Dũng, giảng viên Trường ĐH Thủ Dầu Một, Bình Dương nhìn nhận: “Trong giáo dục, đuổi học trò ra khỏi vòng tay người thầy, nhà trường là một hạ sách  trong các cách ứng xử. Đuổi học học sinh là cách nhanh nhất để chúng ta chối bỏ trách nhiệm của nghiệp trồng người”.

Theo ông Dũng, chối bỏ trách nhiệm vì có thể sợ ảnh hưởng đến thành tích chung của cá nhân, ngôi trường hay tập thể đó. Nếu vì thành tích chung mà bỏ một vài cá thể thì hoàn toàn không được. Nếu trường tốt, thầy cô tốt thì mọi lời nói xấu chỉ là vô hại. Bởi cộng đồng luôn có cách đánh giá khác những gì học sinh nói theo cảm tính hay trực giác của chúng.

"Nếu đuổi học là phương cách được vận dụng một cách dễ dãi thì đâu là bản lĩnh hay sự kiên nhẫn của nhà trường, thầy cô.  Những học sinh "có vấn đề" càng cần chúng ta yêu thương gấp bội. Chúng ta đối xử với học trò hôm nay thế nào thì xã hội sẽ thừa hưởng gấp trăm lần trong tương lai. Hôm nay không yêu thương, không cảm hóa thì sau này các em cũng làm sao biết yêu thương và cảm hóa người khác, bởi vì chính các em đã từng bị chối bỏ”, ông Dũng khẳng định.

Luật sư Vũ Tiến Vinh cho biết việc đọc tin nhắn trên Facebook của người khác khi chưa được đồng ý của chủ sở hữu là hành vi "xâm phạm bí mật thư tín, điện thoại", có dấu hiệu phạm tội theo điều 159 Bộ luật Hình sự 2015, trừ trường hợp như thu thập chứng cứ trong điện thoại của ... Mức phạt sẽ từ cảnh cáo, phạt tiền từ 20.000.000 đến 50.000.000 đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến ba năm.

Hành vi này chỉ bị xử lý khi người vi phạm trước đó đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính.

"Việc cô giáo đọc tin nhắn trên trên Facebook trong điện thoại thu của học sinh được hiểu là hành vi cố ý. Tuy nhiên, nếu cô giáo vô ý (vô tình xem, nhìn được) thì không thuộc trường hợp xâm phạm bí mật thư tín, điện thoại", Vinh giải thích.

Anh Vũ (TH)

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

4.1 13 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.14447 sec| 634.43 kb