Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

GFS tiên phong phát triển NN hữu cơ trên nền tảng công nghệ hiện đại

GFS tiên phong phát triển NN hữu cơ trên nền tảng công nghệ hiện đại
Không chỉ thành công với hướng đi riêng và những nỗ lực đóng góp vì lợi ích cộng đồng, Tập đoàn GFS được đánh giá cao về chiến lược phát triển có chọn lọc và sự nhạy bén trong định hướng đầu tư.

Chỉ có khoa học mới tạo nên sự đột phá

Xã hội càng phát triển thì vai trò đòn bẩy của khoa học và công nghệ (KH&CN) lại càng được thể hiện một cách sâu sắc bằng chính những tác động to lớn đến nhịp độ tăng trưởng kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới. 

GFS tiên phong phát triển NN hữu cơ trên nền tảng công nghệ hiện đại
GFS không ngừng tìm hiểu, nghiên cứu, chọn lọc các công nghệ tiên tiến trên thế giới để đưa ra giải pháp ứng dụng, chuyển giao tại Việt Nam,

Với riêng Việt Nam, trong xu thế hội nhập hiện nay, KH&CN được xác định là chìa khoá cho việc hội nhập thành công, rút ngắn quá trình CNH - HĐH đất nước bắt kịp với các quốc gia khác trên thế giới. Khoa học và công nghệ là yếu tố quyết định đến việc thực hiện mục tiêu chuyển nền kinh tế của nước ta sang nền kinh tế tri thức. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển như vũ bão của KH&CN, kinh tế Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt là ở các lĩnh vực được coi là mũi nhọn. Những kết quả khả quan đó trong bức tranh toàn cảnh về kinh tế đã thêm một lần nữa khẳng định rõ ràng: KH&CN chính là động lực then chốt cho phát triển kinh tế - của đất nước.

Đặc biệt với các doanh nghiệp, việc áp dụng KH&CN là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Thấu hiểu xu thế, cùng với tư duy rất rõ ràng Chỉ có khoa học mới tạo nên sự đột phá, từ một doanh nghiệp có đến 90% doanh thu đến từ bất động sản, GFS lấy mũi nhọn Khoa học - làm định hướng phát triển - trở thành Tập đoàn hàng đầu tại Việt Nam với các lĩnh vực đầu tư mũi nhọn: Nông nghiệp hữu cơ công nghệ cao đặc sắc, bất động sản...Các lĩnh vực đầu tư chính mà GFS lựa chọn được gắn kết, ràng buộc, bổ trợ lẫn nhau, tạo đà phát triển thịnh vượng và bền vững cho Tập đoàn. Trong đó, khoa học công nghệ sẽ chi phối, bao trùm tất cả các lĩnh vực.

GFS không ngừng tìm hiểu, nghiên cứu, chọn lọc các công nghệ tiên tiến trên thế giới để đưa ra giải pháp ứng dụng, chuyển giao tại Việt Nam, đặc biệt là ứng dụng trong lĩnh vực bất động sản, nông nghiệp hữu cơ. Những công nghệ xanh, tiết kiệm năng lượng được GFS đặc biệt chú trọng ứng dụng trong các dự án của mình nhằm đóng góp vào nỗ lực xây dựng môi trường phát triển bền vững tại Việt Nam và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Để hiện thực hóa mục tiêu trong vòng 5 năm tới, sản phẩm từ khoa học công nghệ sẽ đóng góp 70% doanh thu của Tập đoàn, Viện Công nghệ GFS được thành lập – nơi quy tụ và hợp tác với các nhà khoa học hàng đầu Việt Nam và các nước trên thế giới. Đây là điểm khác biệt, thể hiện quyết tâm của Tập đoàn trong việc đầu tư cho khoa học công nghệ cao, ứng dụng hiệu quả vào sản xuất, xây dựng và thực tiễn.

Song song với đó, Tập đoàn GFS không ngừng mở rộng hợp tác với các doanh nghiệp tầm cỡ quốc tế, các tổ chức sở hữu những công nghệ hàng đầu trong nhiều lĩnh vực. Có thể kể đến Sunward - một trong những Tập đoàn hàng đầu thế giới về sản xuất thiết bị thi công nền móng công trình, Tập đoàn Kiến Công Hồ Nam - doanh nghiệp hàng đầu tại Trung Quốc, có trong nhiều lĩnh vực: bất động sản - xây dựng hạ tầng dân dụng, thiết bị đường sắt…Với việc ký kết thành công hợp đồng chuyển giao công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ của Viện Vật lý nhiệt - Viện Hàn lâm khoa học quốc gia Ukraina, Viện Công nghệ GFS đã sở hữu một công nghệ sản xuất phân bón tiên tiến hàng đầu thế giới và độc quyền trong toàn khu vực Đông Nam Á… Đây là tiền đề cho các hợp tác khoa học công nghệ tiếp theo với các đối tác khác trên toàn thế giới.

GFS quan niệm: Tài nguyên thiên nhiên dù lớn tới đâu cũng sẽ có ngày cạn kiệt nhưng giá trị sáng tạo của con người sẽ là vô hạn. Và chính sự sáng tạo không mệt mỏi của những con người GFS đã góp phần đưa GFS trở thành Tập đoàn có uy tín trên thị trường, tạo dấu ấn mạnh mẽ bằng những đóng góp hữu ích cho cộng đồng và xã hội. 

Tiên phong phát triển nông nghiệp hữu cơ công nghệ cao đặc sắc

GFS định hướng trong vòng 5 năm tới, sản phẩm từ khoa học công nghệ sẽ đóng góp 70% doanh thu của Tập đoàn, 30% còn lại là từ bất động sản và các lĩnh vực đầu tư khác. Trong khoa học công nghệ, GFS dành 70% nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp hữu cơ công nghệ cao đặc sắc. 

GFS tiên phong phát triển NN hữu cơ trên nền tảng công nghệ hiện đại
. Những công nghệ xanh, tiết kiệm năng lượng được GFS đặc biệt chú trọng ứng dụng trong các dự án của mình nhằm đóng góp vào nỗ lực xây dựng môi trường phát triển bền vững tại Việt Nam và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Chia sẻ về bước đi chiến lược này, ông Phạm Thành Công – Chủ tịch Tập đoàn GFS cho biết: “Khi đã mang đến cho cộng đồng những ngôi nhà không chỉ là nơi ở, mà còn là nơi bình yên để cư dân trở về, tận hưởng một không gian đầy đủ tiện ích, GFS lại trăn trở đến những điều khác, rất đỗi bình thường nhưng không dễ trong cuộc sống hàng ngày, đó là thực phẩm chất lượng cao, là các sản phẩm chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng. Quan niệm về hạnh phúc của tôi rất đơn sơ, bình dị. Với tôi, hạnh phúc là có sức khỏe, là sự an yên trong tâm hồn. Với suy nghĩ ấy, tôi và GFS khát vọng mang tới những thực phẩm hữu cơ cao cấp, tinh tế với giá trị bền vững cho cộng đồng từ bữa ăn hàng ngày; mang sự an tâm và thụ hưởng cho người dân với các sản phẩm dược liệu quý hiếm, đặc sắc”.

Trong nông nghiệp hữu cơ, GFS xác định 70% doanh thu đến từ dược liệu và 30% từ các thực phẩm hữu cơ khác. Có rất nhiều lý do cho sự lựa chọn này của GFS nhưng hơn hết đó là lựa chọn vừa mang tính nhân văn, vừa đảm bảo giá trị gia tăng tốt nhất đối với các dự án nông nghiệp. Có thể thấy việc phát triển các sản phẩm thực phẩm hữu cơ và nguyên liệu dược liệu hữu cơ hay sản phẩm dược liệu cuối cùng tại Việt Nam chưa đạt được hiệu quả so với tiềm năng vốn có, dẫn tới việc phải nhập khẩu hầu hết các nguyên liệu dược liệu và dược liệu thành phẩm cho người tiêu dùng Việt. Trước thực tế đó, với việc tối đa hàm lượng công nghệ cao trong toàn chuỗi từ gien giống đến chăm bón, thu hoạch, chế biến, sản phẩm cuối cùng, GFS kỳ vọng đây sẽ là nhân tố gia tăng giá trị và đảm bảo cho nông nghiệp hữu cơ phát triển hiệu quả, bền vững và có ý nghĩa lan tỏa. 

Cùng với sự kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ về việc khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh: “Doanh nghiệp nội sẽ là hạt nhân với lợi thế sân nhà để giúp ngành nông nghiệp phát triển, là con tàu để đưa nông sản Việt Nam ra thế giới”. Nắm bắt chủ trương này nên ngoài phục vụ thị trường trong nước, xuất khẩu được xác định là thị trường mục tiêu cho các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ đặc sắc của GFS. 

Việt Nam với khí hậu nhiệt đới gió mùa, được thiên nhiên ban tặng hàng nghìn cây dược liệu quý hiếm, đặc sắc cùng kho tàng quý báu của nền đông y trải qua hàng nghìn năm lịch sử đã mang lại tinh hoa và giá trị vô giá cho cộng đồng. GFS với tiềm năng của đội ngũ các nhà khoa học nhiệt huyết và là đối tác toàn diện của các tổ chức nghiên cứu khoa học công nghệ danh tiếng trong và ngoài nước, cùng đội ngũ cán bộ tâm huyết đặt lợi ích cộng đồng lên hàng đầu, GFS sẵn sàng mang đến cho xã hội những sản phẩm dược liệu hữu cơ đặc sắc, độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc và văn hóa Việt.

Khi đó, không chỉ người tiêu dùng Việt Nam ngưỡng mộ các sản phẩm tiêu chuẩn Âu Mỹ mà người Châu Âu, người Mỹ cũng yêu mến, tin dùng các sản phẩm của Việt Nam. Và như thế, đưa “Việt Nam thành vườn dược liệu của Thế giới” không phải là mục tiêu quá xa vời, mà nó hoàn toàn nằm trong tầm tay của GFS và các doanh nghiệp Việt. Đó thực sự chỉ là việc thực hiện sứ mệnh “Trả lại vị thế tiềm năng vốn có của Việt Nam” mà thôi.

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

4.4 13 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.17828 sec| 658.43 kb