Tuy nhiên, gần đây với sự xuất hiện của eKidPro - nền tảng học tiếng Anh online đầu tiên có lớp học tương tác 2 chiều, cùng với việc sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đánh giá được cảm xúc và sự tập trung của mỗi học viên trong từng tiết học, quan niệm về giáo dục trực tuyến chuẩn quốc tế lại là chủ đề được các chuyên gia giáo dục và phụ huynh quan tâm bàn luận.
Dạy học “qua mạng” liệu đã phải là giáo dục trực tuyến?
Hàng loạt trường tiểu học, THCS và THPT trong và ngoài công lập đã áp dụng hình thức học qua mạng trong “thời của Covid-19”. Hình thức học mọi nơi, mọi lúc đã thực sự phát huy lợi thế và mang lại hiệu quả nhất định, đáp ứng phần nào nhu cầu học tập cho hàng triệu học sinh, sinh viên trong mùa dịch. Tuy vậy, không phải hình thức học online nào cũng mang lại hiệu quả như mong muốn.
ThS. Phạm Văn Bình – Trưởng phòng Đào tạo của một Tập đoàn giáo dục quốc tế tại Hà Nội cho biết: Nhiều cơ sở giáo dục nói là triển khai dạy và học trực tuyến cho học sinh, song trên thực tế chỉ là giáo viên thực hiện cuộc gọi với học sinh thông qua một nền tảng ứng dụng như: Skype, Zoom,… không khác gì một hình thức “hội thoại trực tuyến”. Còn bài giảng thì chủ yếu gửi file mềm tài liệu, slide pdf được soạn sẵn hoặc các link bài giảng được sưu tầm trên Youtube cho học sinh tự học và tham khảo.
“Về bản chất, các bài giảng này vẫn chỉ là một hình thức tài liệu tổng hợp từ các bản in theo chương trình học offline, hoặc thậm chí là “chắp vá” từ các nguồn trên mạng. Đây không phải là giáo trình được số hóa bài bản với thiết kế sinh động theo tiêu chuẩn của giáo dục trực tuyến; do đó, khó mà kích thích được sự tò mò và hứng thú học tập thực sự cho học sinh” – ThS. Phạm Văn Bình nhận định.
Không chỉ yêu cầu về nền tảng công nghệ với giáo trình được số hóa, giáo dục trực tuyến còn đòi hỏi phương pháp và kỹ năng giảng dạy chuyên nghiệp. Tuy nhiên thực tế, các giáo viên (đặc biệt là các giáo viên lớn tuổi) cũng thừa nhận, còn lúng túng trong việc chuẩn bị giáo án và thực hành giảng online.
Việc triển khai chưa đầy đủ mô hình đào tạo trực tuyến đúng nghĩa, chưa phát huy được tối đa hiệu quả dạy và học nên khiến không ít giáo viên và các bậc phụ huynh nghi ngờ về chất lượng, hiệu quả của hình thức dạy và học của tương lai này.
Cần cái nhìn đúng đắn hơn về giáo dục trực tuyến
Giáo dục trực tuyến có nhiều cấp độ, trong đó có thể tạm phân việc ứng dụng hình thức này của các cơ sở giáo dục hiện nay thành 5 bậc. Bậc 1 gồm 100% lớp học truyền thống, tương tác trực tiếp; sử dụng slide, E-mail và internet để hỗ trợ tra cứu tài liệu. Ở cấp độ này, người thầy vẫn đóng vai trò chính trong cung cấp kiến thức. Bậc 2, giáo dục trực tuyến chỉ là nền tảng lưu trữ và chia sẻ một số tài nguyên học tập và tương tác trực tiếp trên lớp vẫn là chủ yếu. Bậc 3, giáo dục trực tuyến được sử dụng rộng rãi hơn, nhiều tài nguyên hơn, một số bài tập, thảo luận đã được triển khai trên hệ thống trực tuyến, tuy nhiên lớp học trực tiếp vẫn là chủ đạo.
Bậc 4, giáo dục trực tuyến chiếm tới 50-70% hoạt động học tập, tài nguyên và các hoạt động học tập trên hệ thống E-Learning đã hết sức phong phú. Giáo dục trực tuyến ở cấp độ này đã thực sự trở thành một thành phần quan trọng của quá trình tổ chức lớp học với các triết lý như lớp học đảo ngược (flipped classroom) và được những người đứng đầu tổ chức đầu tư mạnh mẽ. Tuy nhiên, ở cấp độ này, giáo dục trực tuyến chưa thay đổi cấu trúc và mô hình vận hành của tổ chức/nhà trường.
Bậc 5, tổ chức/trường học đã thực sự chuyển đổi số hoàn toàn mô hình hoạt động của mình từ học tập, giảng dạy, quản lý, chất lượng. Ở bậc này, giáo dục trực tuyến thực sự thay đổi cách tiếp cận và chất lượng giáo dục.
Xét theo các cấp độ này có thể nhận thấy, hầu hết các cơ sở triển khai giáo dục trực tuyến ở Việt Nam thời điểm dịch Covid-19 vừa qua chủ yếu đang ở bậc 1, 2 và một số ít ở bậc 3. Bậc 4 diễn ra ở một số môn học, ở một số trường lớn nhưng chưa mang tính hệ thống. Để có được lớp học trực tuyến thực sự ở Việt Nam hiện nay, “ngoài việc đầu tư “xứng tầm” các yếu tố về nhân lực và công nghệ, điều cần thiết hơn khi triển khai học trực tuyến là phải đào tạo các kỹ năng giảng dạy trực tuyến cho đội ngũ giáo viên cũng như chuẩn bị được kỹ năng tự học cho học sinh” - ThS. Nguyễn Hồ Thụy Anh – Cố vấn Hội đồng chuyên môn Hệ thống Anh ngữ Apax Leaders nêu quan điểm.
Thị trường giáo dục trực tuyến vẫn hết sức tiềm năng
Việt Nam là một trong những quốc gia được đánh giá là có nền tảng trực tuyến rất tốt với mật độ sở hữu điện thoại trên dân số lên tới 148% và người dân dành không ít hơn 4 tiếng mỗi ngày để truy cập internet. Tín hiệu đáng mừng là gần đây, một số cơ sở giáo dục tư nhân đã sớm tiên phong "mượn" khá nhiều thành tựu công nghệ tiên tiến về giáo dục trực tuyến của Mỹ và Hàn Quốc về Việt Nam như: Apax Leaders, Franklin International Academy, NexEdu, Englishnow và eKidPro… Và thời điểm dịch Covid-19 vừa qua là lúc những mô hình giáo dục trực tuyến của các cơ sở này phát huy hiệu quả và được đông đảo phụ huynh, học sinh đón nhận, đánh giá cao.
Nắm bắt được tiềm năng của thị trường giáo dục trực tuyến ở Việt Nam, Ông Mai Duy Quang – Phó chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam; CEO eKidPro cho biết, đơn vị này đã và đang triển khai sản phẩm tiếng Anh trực tuyến dành cho trẻ em từ 3-15 tuổi mang tên eKidPro, trong đó cung cấp các khóa học tiếng Anh học 1 kèm 1, 1 kèm 3 trong môi trường hoạt hình theo kịch bản với giáo viên bản ngữ.
Đây là nền tảng học tiếng Anh online đầu tiên thực sự có sự tương tác 2 chiều giữa học sinh và giáo viên, sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đánh giá được cảm xúc và sự tập trung của mỗi học viên trong từng tiết học để điều chỉnh phương pháp dạy, lộ trình học tập phù hợp với từng học viên nhằm đạt kết quả cao nhất.
Bên cạnh đó, với chế độ quan sát từ xa (Observation Mode), phụ huynh có thể dễ dàng quan sát và cảm nhận được tiến độ học tập hàng ngày của con theo thời gian thực, ở bất cứ nơi đâu, kể cả đang đi công tác nước ngoài. Giáo trình của eKidPro được biên soạn bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm của Đại học Brown – thuộc top Ivy League (Mỹ) có lịch sử hơn 250 năm. Giáo trình này được số hóa hoàn toàn, bài bản với ứng dụng công nghệ đa phương tiện trên nền tảng riêng nên bảo đảm tính bảo mật và tính tương tác cao. Học viên sẽ được tiếp cận một cách trực quan, sinh động với nội dung bài học nên rất dễ tiếp thu, hứng thú và không cảm thấy nhàm chán. Đặc biệt, học viên có thể học bất kỳ mọi lúc, mọi nơi, đa nền tảng.
Học viên của eKidPro còn được trải nghiệm phương pháp Lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam, phương pháp học SCB (Student - centered Learning, Communicative Approach, Blended Learning), thông qua sự hài hước, đáng yêu của nhân vật hoạt hình chú gà Paco, hàng ngàn chủ đề học thú vị sẽ được thể hiện sinh động và sáng tạo. Chương trình học của eKidPro cũng đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định đánh giá cao, đồng thời xuất sắc đạt giải Danh hiệu Sao Khuê 2020 ngay lần đầu tham gia vào tháng 05/2020.
Được biết, cùng với các sản phẩm giáo dục nổi bật thuộc Tập đoàn Egroup, eKidPro đang góp phần đẩy nhanh hơn quá trình chuyển đổi công nghệ giáo dục sang mô hình đa kênh, đa nền tảng qua dự án Omni School, tạo lập bước đệm cần thiết để tham gia đa dạng và hiệu quả hơn vào thị trường đào tạo trực tuyến vốn còn trống trải và "khát" dịch vụ chất lượng cao và xa hơn là tạo ra một môi trường học tập chuẩn toàn cầu ngay tại Việt Nam và khu vực.