Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Gió mùa về, chuyên gia mách cách tăng đề kháng, tránh bị ốm cho trẻ

Gió mùa về, chuyên gia mách cách tăng đề kháng, tránh bị ốm cho trẻ
Bác sĩ dinh dưỡng Minh Hoa cho hay, để tránh phải điều trị kéo dài do những đợt ốm lâu khỏi, phụ huynh phải tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Đối tượng dễ bị ốm lúc thay đổi thời tiết hay có gió mùa lạnh là trẻ nhỏ.

mùa đông thất thường với những đợt lạnh rét, hửng nắng, ấm áp đan xen khiến cho những người sức đề kháng yếu khó có thể thích nghi. Trong đó trẻ em là đối tượng dễ bị cảm cúm, viêm phổi nếu phụ huynh lơ là. Tuy nhiên, không thể "mất bò mới lo làm chuồng" mà phụ huynh phải có cách nâng cao sức đề kháng cho trẻ để thoát khỏi ám ảnh những lần cảm cúm, sốt cao khi gió mùa về.

Ths. BS. Nguyễn Như Vinh – Trưởng khoa thăm dò chức năng hô hấp, bệnh viện đại học Y Dược TP.HCM cho hay, vào thời điểm giao mùa, thời tiết và độ ẩm không khí thay đổi thất thường khiến cơ thể không thích ứng kịp. Đây chính là môi trường thuận lợi cho virus, vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp hoạt động mạnh.

Gió mùa về, chuyên gia mách cách tăng đề kháng, tránh bị ốm cho trẻ
Trẻ thường bị ốm khi thời tiết giao mùa

Còn theo TS. BS. Đậu Việt Hùng, Phụ trách Đơn nguyên Hồi sức Hô hấp, bệnh viện Nhi Trung ương, hầu hết các ca bệnh đến khám và nhập viện do bệnh lý hô hấp đều có biểu hiện rõ rệt là hắt hơi, sổ mũi, ho ngày càng tăng, ho nhiều, có đờm, đau họng, viêm phế quản. Ở trẻ nhỏ thì có biểu hiện bỏ bú, khó thở, ho do tắc đờm. Các trường hợp trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi, bệnh cũng diễn tiến nhanh cấp tính và thường phải nằm ở viện lâu hơn. 

“Nguyên nhân của tình trạng bệnh nhân nhập viện điều trị gia tăng này là do miền Bắc đang vào giai đoạn chuyển mùa, thời tiết ngày nóng, sáng sớm và đêm se lạnh khiến sức đề kháng của trẻ giảm. Hệ miễn dịch và cơ hô hấp của trẻ cũng chưa hoàn thiện, cấu trúc đường thở nhỏ nên rất dễ bị khó thở khi bị viêm nhiễm. Bên cạnh đó, có nhiều bà mẹ tự quyết định điều trị, sai lầm trong việc chăm sóc, đến khi dấu hiệu nặng lên mới đưa con đến các cơ sở y tế cũng là nguyên nhân khiến bệnh của trẻ trở nên nặng hơn”, BS. Hùng cho hay.

Các bậc cha mẹ nên theo dõi trẻ khi trẻ có những dấu hiệu khác thường, nên đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để điều trị đúng và kịp thời. Trẻ em cần tiêm chủng đầy đủ, nhất là mũi phòng bệnh thường gặp lúc giao mùa.

Bác sĩ dinh dưỡng Minh Hoa cho hay, để tránh phải điều trị kéo dài do những đợt ốm lâu khỏi, phụ huynh phải tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Đối tượng dễ bị ốm lúc thay đổi thời tiết hay có gió mùa lạnh là trẻ nhỏ.

Vì vậy, ngay từ khi sinh ra, người mẹ phải chú ý cho trẻ bú ít nhất trong 6 tháng đầu tiên. Bởi trong sữa mẹ có những dưỡng chất vô cùng quý giá mà không sữa nào thay thế được. Ngoài ra, trong sữa mẹ còn có những dưỡng chất có thể hỗ trợ hệ miễn dịch, ngăn chặn virus và vi khuẩn nâng cao sức đề kháng, ngăn ngừa bệnh tật.

Trong việc xây dựng sức đề kháng tốt, phải đảm bảo cho trẻ ăn uống đúng giờ, ăn đủ bữa. Việc ăn thất thường sẽ khiến trẻ ăn ít hơn, kém ăn, chán ăn, vì không hình thành được thói quen. Từ việc ăn ít trong từng bữa sẽ ảnh hưởng đến dinh dưỡng hấp thu vào cơ thể.

Gió mùa về, chuyên gia mách cách tăng đề kháng, tránh bị ốm cho trẻ
Rửa tay vệ sinh thường xuyên giúp trẻ tránh được nguy cơ lây bệnh

Bữa ăn cần phối hợp đa dạng thức ăn, trong đó cần thức ăn giàu chất đạm, tinh bột và các loại thịt để tăng cường năng lượng. Lưu ý bổ sung cá vì đây là thực phẩm có chất chống oxy hóa, hữu ích với việc xây dựng hệ miễn dịch.

Tuy nhiên, đừng quên cho trẻ ăn thêm rau xanh, nguồn cung cấp chất xơ để hệ tiêu hóa làm việc được tốt hơn. Ví dụ như: 200 gr bông cải tươi cung cấp tới 75% lượng vitamin cần thiết cho bé trong một ngày. Bên cạnh đó, bông cải (súp lơ) còn chứa chất xơ, chất chống oxi hóa, vitamin B, C, những thành phần rất tốt cho hệ miễn dịch.

"Ngoài vitamin A thì vitamin C cũng rất cần thiết. Nó có trong các loại trái cây như cam, chanh, quýt, táo... phù hợp để nâng cao sức đề kháng", bác sĩ nói.

Ngoài ra, phụ huynh phải đảm bảo cho trẻ ngủ đủ giấc đặc biệt với trẻ nhỏ, sơ sinh. Mặt khác, ngoài việc có hệ miễn dịch tốt cần phải tránh xa tác nhân gây bệnh. Thường xuyên nhắc nhở trẻ rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, vệ sinh đồ chơi, dọn dẹp nhà cửa. Tránh cho trẻ tiếp xúc với người bị ốm, cảm cúm, bệnh hô hấp...

Bên cạnh đó, thói quen giữ vệ sinh sạch sẽ ... là một trong những biện pháp giúp loại bỏ sự trú ngụ và phát triển của vi khuẩn trên cơ thể, nhờ đó sẽ hạn chế khả năng chúng xâm nhập vào cơ thể để tàn phá sức đề kháng của cơ thể.

Thường xuyên rửa tay như rửa tay trước khi ăn, sau khi vệ sinh hay sau khi tiếp xúc với các nơi công cộng như thang máy, … là biện pháp giữ vệ sinh đơn giản nhất mà bất cứ ai cũng nên làm. Ngoài ra, vào mùa đông, đo đặc thù thời tiết lạnh mà nhiều người ngại tắm rửa. Điều này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn trú ngụ trên cơ thể nhiều hơn và gây hại cho cơ thể. Nếu không thể giữ thói quen tắm rửa hàng ngày, mọi người nên tạo cho mình thói quen tắm ít nhất 2-3 ngày/lần, tắm với nước ấm đề tránh nhiễm khuẩn, đồng thời loại bỏ vi khuẩn khỏi cơ thể và tăng khả năng đề kháng, phòng bệnh tốt hơn.

Vũ Hải (TH)

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

4.4 23 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.24172 sec| 646.547 kb