Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Lãi suất diễn biến trái chiều: Cho vay giảm, huy động vẫn tăng

Lãi suất diễn biến trái chiều: Cho vay giảm, huy động vẫn tăng
Từ 1/8/2019, các ngân hàng từ quốc doanh đến thương mại cổ phần (TMCP) đồng loạt giảm lãi suất cho vay. Đây là đợt giảm rộng khắp lớn nhất từ đầu năm 2019 đến nay. Tuy nhiên, một nghịch lý đang xảy ra là lãi suất huy động vẫn tăng!

Lãi suất diễn biến trái chiều: Cho vay giảm, huy động vẫn tăng
Lãi suất huy động tại NCB tăng lên 8,8%/năm.

Ồ ạt suất cho vay

Hưởng ứng chủ trương của Chính phủ tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 1/1/2019 và định hướng của Ngân hàng Nhà nước (NHNN, đầu năm nay, nhiều ngân hàng giảm lãi suất cho vay. Nhưng phải từ 1/8/2019, chương trình này mới có sự tham gia đồng loạt của ngân hàng.

Ngân hàng TP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) là một trong những đơn vị mạnh tay cắt giảm lãi suất. Theo đó, Vietcombank áp dụng lãi suất cho vay ngắn hạn ở mức tối đa là 5,5%/năm, giảm 1%/năm so với mức quy định của NHNN.

Mức cắt giảm này áp dụng cho tất cả các khoản cho vay hiện hữu và các khoản cho vay mới thuộc các lĩnh vực sau nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, công nghệ cao, nông nghiệp công nghiệp cao, khởi nghiệp.

Vietcombank cho biết việc giảm lãi suất lần này được triển khai trên phạm vi rộng với dư nợ cho vay tương đương 38%, dư nợ cho vay ngắn hạn hiện hành và chiếm tới 20% tổng dư nợ cho vay nội tệ hiện hữu của Vietcombank. Chính sách ưu đãi lãi suất nêu trên được áp dụng từ ngày 1/8/2019 đến hết ngày 31/12/2019.

Từ ngày 1/8, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) giảm mức trần lãi suất 0,5%/năm so với hiện tại và thấp hơn 1%/năm so với trần quy định của NHNN. Trước đó, từ ngày 10/1/2019, BIDV đã giảm lãi suất cho vay 0,5%/năm đối với tất cả lĩnh vực ưu tiên (từ mức 6,5%/năm về mức 6,0%/năm).

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) cũng có mức giảm tương tự và áp dụng cho các đối tượng ưu tiên kể trên. Có thể thấy, nhóm “tứ đại gia ngân hàng” đã tiên phong điều chỉnh giảm lãi suất.

Nhóm ngân hàng TMCP cũng nhanh chóng tham gia “cuộc đua” giảm lãi suất cho vay. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) cho biết, đối với các khoản vay ngắn hạn phục vụ nhu cầu bổ sung vốn lưu động, khách hàng là các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ được giảm ngay 1% lãi suất với các khoản vay tín chấp và 0,5% đối với các khoản vay có tài sản bảo đảm.

Ngoài ra, VPBank còn giới thiệu tới các doanh nghiệp nhỏ và vừa những sản phẩm cho vay tín chấp khác, giúp các doanh nghiệp nhỏ có thể tiếp cận dễ dàng với nguồn vốn lên tới 5 tỷ đồng từ ngân hàng mà không cần có tài sản thế chấp. Hoặc VPBank cấp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa sản phẩm thẻ tín dụng doanh nghiệp, VPBiz, cho phép doanh nghiệp vay nhanh từ ngân hàng tới 2 tỷ đồng.

Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) cũng đồng loạt công bố chương trình giảm lãi suất cho vay kéo dài đến hết năm 2019, áp dụng cho các đối tượng khách hàng kể trên.

Động thái đồng loạt giảm lãi suất của hệ thống ngân hàng đang được doanh nghiệp đón nhận vì chi phí lãi vay là một trong những yếu tố đầu vào chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong các doanh nghiệp. Nếu chi phí đầu vào này trở nên tiết kiệm hơn, giá thành và giá bán sản phẩm sẽ hứa hẹn tốt hơn trong tương lai.

Lãi suất diễn biến trái chiều: Cho vay giảm, huy động vẫn tăng
Nông nghiệp là lĩnh vực nhận được nhiều ưu đãi trong đợt giảm lãi suất này.

Lãi suất huy động lên đến 8,8%/năm

Hiện tại, nhiều ngân hàng nhỏ vẫn chưa tham gia “cuộc đua” giảm lãi suất cho vay này. Đó là Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB), Ngân hàng TMCP Bản Việt (Viet Capital Bank), Ngân hàng TMCP Xăng dầu Việt Nam (GPBank)... Điều đáng nói, lãi suất huy động của các đơn vị này đều đang neo ở mức rất cao. Trong đó, lãi suất tại NCB thậm chí còn tăng mạnh.

Một số địa điểm giao dịch của NCB như phòng giao dịch Trần Khát Chân (Hà Nội), lãi suất huy động cao nhất được giới thiệu lên đến 8,8%/năm. Trước đây, mức lãi suất tiết kiệm phổ biến tại NCB là 8,5%/năm.

Có thể thấy, mức lãi suất cao nhất trong hệ thống ngân hàng đang thuộc về NCB. Đứng sau NCB là Viet Capital Bank. Trên website Viet Capital Bank, mức lãi cao nhất tại ngân hàng này là 8,6%/năm, áp dụng cho 4 kỳ hạn 24 tháng, 36 tháng, 48 tháng và 60 tháng. Một số kỳ hạn khác cũng có lãi suất cao chót vót là 18 tháng (8,5%/năm), 13 tháng (8,4%/năm) và 15 tháng (8,3%/năm).

Tuy nhiên, tại một số phòng giao dịch, chi nhánh, Viet Capital Bank lại treo bảng giới thiệu lãi suất tiết kiệm lên đến 8,7%/năm.

PGBank cũng đang có chính sách lãi suất huy động cao. Theo đó, mức cao nhất tại ngân hàng này là 8,5%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 37 tháng. Còn 3 kỳ hạn nữa tại PGBank có mức lãi suất từ 8%/năm trở lên là 13 tháng (8%/năm), 18 tháng và 24 tháng (8,2%/năm).

Lãi suất huy động đứng ở mức cao và không giảm lãi suất cho vay nhưng PGBank cũng triển khai nhiều chương trình ưu đãi lớn cho vay bất động sản. Với 2 chương trình cho vay mua nhà và mua ô tô, PGBank áp dụng mức lãi suất chỉ từ 7,99%/năm trở lên.

Trong khi đó, dù công bố trên website, mức lãi suất tiết kiệm cao nhất chỉ là 7,95%/năm áp dụng cho kỳ hạn 13 tháng nhưng tại một số phòng giao dịch và chi nhánh, Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Dầu khí Toàn cầu (GPBank) sẵn sàng chi trả cho khách hàng mức lãi suất lên đến 8,3%/năm.

Với việc lãi suất vẫn được “neo” ở mức cao, thậm chí còn tăng đáng kể, những ngân hàng này khó có cơ hội giảm lãi suất cho vay. Tuy nhiên, điều đó cũng không ảnh hưởng quá lớn tới mặt bằng chung của thị trường vì chỉ tính riêng 4 “ông lớn” Vietcombank, BIDV, VietinBank và Agribank đã chiếm thị phần rất lớn trong toàn hệ thống.

Theo Nguoitieudung

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

3.5 5 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.41915 sec| 646.109 kb