Theo biên bản vụ việc giữa các bên liên quan bao gồm đại diện Vietjet Air, đại diện sân bay Tân Sơn Nhất và cảng vụ, chuyến bay VJ615 của Vietjet Air đêm ngày 11/7 khởi hành từ Nha Trang đi TP.HCM sau khi hạ cánh đã thoát nhầm đường lăn đang đóng để bảo dưỡng.
Chuyến bay trên được đài chỉ huy cấp huấn lệnh thoát đường cất hạ cánh tại đường lăn W6 nhưng đã thoát nhầm tại đường lăn W4. Thời điểm sự việc xảy ra, đường lăn W4 đang đóng để bảo dưỡng trang thiết bị phục vụ bay.
Đài chỉ huy sau khi quan sát máy bay của Vietjet Air thoát nhầm đã yêu cầu máy bay này dừng tại chỗ. Máy bay A321 đang thực hiện chuyến bay CZ 8473 của China Southern Airlines hạ cánh nối cũng phải thực hiện quay đầu hạ cánh lại do máy bay của Vietjet Air dừng tại chỗ chưa thoát hết khỏi đường cất hạ cánh.
Sân bay Tân Sơn Nhất sau đó đã phải dọn dẹp khu vực đường lăn W4 và W7 để chuyến bay VJ615 về đến vị trí đỗ lúc 1h52 sáng 12/7.
Sự việc trên cũng đã khiến hành khách xuống sân bay chậm hơn 44 phút so với dự kiến ban đầu.
Liên quan đến vụ việc, ông Đinh Việt Thắng, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, cho biết Cục đã lập tổ xác minh liên quan đến vụ việc tổ bay của Vietjet nhầm đường lăn tại sân bay Tân Sơn Nhất.
Thông tin từ Vietjet cho biết, sau khi hạ cánh an toàn tại sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) lúc 1 giờ 41, trong quá trình lăn vào sân đỗ, phi công đã điều khiển tàu bay đi nhầm đường lăn đang tạm dừng khai thác để bảo dưỡng.
Tàu bay sau đó tiếp tục lăn về sân đỗ và đến bến sau 11 phút vào lúc 1 giờ 52. Hãng hàng không đang tiến hành điều tra phỏng vấn với tổ bay và tổ chức giảng bình để không lặp lại các tình huống tương tự.
Trao đổi với Zing.vn, đại diện Vietjet Air cho hay hãng đang tiến hành điều tra phỏng vấn với tổ bay và tổ chức giảng bình để không lặp lại các tình huống tương tự.
Doanh nghiệp cũng dẫn thống kê của Hiệp hội các hãng hàng không châu Á - Thái Bình Dương cho biết trong 6 tháng cuối năm 2018, tỷ lệ xảy ra các tình huống tương tự là 94 trên 1 triệu chuyến bay.
Hãng hàng không đang tiến hành điều tra phỏng vấn với tổ bay và tổ chức giảng bình để không lặp lại các tình huống tương tự. Đây là tình huống có thể gặp phải trong khai thác hàng không.
Trong 6 tháng cuối năm 2018 theo thống kê của AAPA( Hiệp hội các hãnh hàng không châu Á thái bình dương) thì tỉ lệ xẩy ra các tình huống tương tự là 0.94 trên mười nghìn chuyến bay. Với hãng hàng không Vietjet, trong hơn 100.000 chuyến bay, đây là tình huống duy nhất, tỉ lệ bằng 1/10 bình quân ngành hàng không quốc tế.