Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Mô hình kinh tế tuần hoàn đóng vai trò thiết yếu giúp tăng trưởng bền vững

Mô hình kinh tế tuần hoàn đóng vai trò thiết yếu giúp tăng trưởng bền vững
Trong bối cảnh tài nguyên thiên nhiên đang ngày càng cạn kiệt, việc áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn chính là công thức tăng trưởng bền vững mà doanh nghiệp Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc.

Thay vì phải đưa ra giải pháp mới, các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể tham khảo và áp dụng một cách sáng tạo những bài học đã được minh chứng là thành công trong việc áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 07 năm 2019 – Phát triển bền vững là một trong những trọng tâm hàng đầu của Việt Nam trong việc đảm bảo tăng trưởng kinh tế - dài hạn và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Chính phủ Việt Nam đã thể hiện cam kết mạnh mẽ với phát triển bền vững và các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hiệp Quốc (UN SDGs) thông qua những hành động cụ thể nhằm hiện thực hóa Chương trình Nghị sự 2030 vì sự Phát triển Bền vững.

Mô hình kinh tế tuần hoàn đóng vai trò thiết yếu giúp tăng trưởng bền vững
Chi Lê Thị Ngọc Mỹ - GĐ Phát Triển bền Vững của HVN.

Thẩu hiểu được vai trò thiết yếu của cộng đồng doanh nghiệp trong việc thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 vì sự Phát triển Bền vững, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Việt Nam (VBCSD) cùng với Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức buổi hội thảo với chủ đề “Mô hình kinh tế tuần hoàn với vai trò thúc đẩy tăng trưởng liên ngành hiệu quả”. Hội thảo diễn ra ngày hôm nay tại Thành phố Hồ Chí Minh với sự tham dự của lãnh đạo Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường – Bộ Tài nguyên và Môi trường, VCCI - VBCSD và hơn 60 doanh nghiệp.

Mô hình kinh tế tuần hoàn đóng vai trò thiết yếu giúp tăng trưởng bền vững
Chia sẻ mô hình kinh tế tuần hoàn HVN.

Hội thảo tập trung vào khái niệm kinh tế tuần hoàn và cách áp dụng mô hình này vào hoạt động của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế tuyến tính truyền thống, các nhà sản xuất khai thác tài nguyên thiên nhiên để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ, sau đó phế thải từ sản xuất và bị đưa đi chôn lấp thậm chí là thải ra môi trường tự nhiên, ví dụ như thải ra biển. Ngược lại, nền kinh tế tuần hoàn chính là một giải pháp thay thế bền vững cho mô hình truyền thống nói trên. Trong nền kinh tế tuần hoàn, các nhà sản xuất chú trọng kéo dài thời hạn và tận dụng tối đa giá trị sử dụng của tài nguyên, sau đó quản lý và tái tạo những sản phẩm và tài nguyên này vào cuối vòng đời sử dụng. Như vậy, việc áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn sẽ giúp giảm phát thải, thúc đẩy sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, góp phần giải quyết các vấn đề về khan hiếm và bảo tồn tài nguyên đồng thời hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế Việt Nam.

Theo nghiên cứu của Accenture Strategy, mô hình kinh tế tuần hoàn có thể mở ra cơ hội thị trường trị giá lên tới 4,5 nghìn tỷ đô la Mỹ và tạo ra hàng triệu việc làm cho nền kinh tế toàn cầu vào năm 2030.

“Mặc dù khái niệm nền kinh tế tuần hoàn đã bắt đầu trở nên phổ biến ở Việt Nam, việc ứng dụng mô hình vào thực tiễn vẫn còn rất hạn chế, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ,” Ông Nguyễn Quang Vinh, Tổng thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Doanh nghiệp Vì Sự Phát triển Bền vững Việt Nam (VBCSD) cho biết, “Tôi mong rằng buổi hội thảo hôm nay sẽ giúp cộng đồng doanh nghiệp tại Việt Nam hiểu được vai trò thiết yếu của kinh tế tuần hoàn đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng mô hình này vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể học hỏi chính từ những bài học kinh nghiệm thành công của các doanh nghiệp đi trước, điển hình là những sáng kiến như HEINEKEN Việt Nam đã trong hội thảo, để từ đó bắt đầu áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn.”

Mô hình kinh tế tuần hoàn đóng vai trò thiết yếu giúp tăng trưởng bền vững

Tại hội thảo, HEINEKEN Việt Nam - Doanh nghiệp Bền vững Nhất Việt Nam hai năm liên tiếp 2017 và 2018  (trong lĩnh vực sản xuất) - đã chia sẻ thực tiễn áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong hoạt động của mình. Công ty cũng trình bày những sáng kiến không chỉ giúp giảm phát thải mà còn kiến tạo ra giá trị từ rác thải, từ đó mang lại lợi ích về xã hội và môi trường. Những sáng kiến này bao gồm:

• Tiến tới không rác thải cần chôn lấp - gần 99% phế thải hoặc phụ phẩm được tái sử dụng hoặc tái chế:

o Những phụ phẩm điển hình của quá trình sản xuất bia như bã hèm, men thừa hay bùn lắng sau quá trình xử lý nước thải, đều được tái sử   dụng làm thức ăn chăn nuôi hoặc phân bón cho cây trồng.

o Các nguyên vật liệu khác như thủy tinh, giấy bìa, nhôm, nhựa và giấy đều được tái sử dụng hoặc tái chế. Gần như 100% chai bia thủy tinh    của HEINEKEN Việt Nam được thu hồi lại để tái sử dụng trước khi được tái chế tại nhà máy thủy tinh vào cuối vòng đời sản phẩm. 

•  Xử lý 100% nước thải đạt tiêu chuẩn an toàn loại A trước khi trả về môi trường một cách an toàn;

• 4 trên 6 nhà máy bia của HEINEKEN Việt Nam sử dụng nhiệt năng từ năng lượng tái tạo và nhiên liệu sinh khối, không phát thải các-bon.   Nhiên liệu sinh khối được sinh ra từ việc tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp như vỏ trấu, mùn cưa (thường bị coi như rác thải không có   giá trị và bị đốt bỏ) làm nguyên liệu tạo ra hơi nước phục vụ cho việc nấu bia; 

• Giảm 2.500 tấn phát thải CO2 chỉ riêng trong khâu kho vận trong năm 2018 bằng cách tối ưu hóa và cải tiến hoạt động vận tải. 

Mô hình kinh tế tuần hoàn đóng vai trò thiết yếu giúp tăng trưởng bền vững

HEINEKEN Việt Nam đã chia sẻ một sáng kiến điển hình cho thấy mô hình nền kinh tế tuần hoàn có thể giúp kiến tạo giá trị tích cực, đóng góp cho xã hội và môi trường đồng thời hỗ trợ tăng trưởng kinh doanh. Năm 2018, HEINEKEN Việt Nam đã tiên phong thực hiện chương trình thu gom và tái chế hơn một tấn nắp chai bia Tiger thành vật liệu sắt phục vụ xây dựng cầu cho cộng đồng địa phương tại tỉnh Tiền Giang. Sáng kiến này không chỉ thúc đẩy các hoạt động tái chế và giảm rác thải, mà còn góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu cho cộng đồng, đồng thời nâng cao hình ảnh của nhãn hiệu bia Tiger – một trong những nhãn hiệu bia hàng đầu Việt Nam.

Tiếp nối thành công tại tỉnh Tiền Giang, chương trình này sẽ được mở rộng ra toàn quốc với một cây cầu mới sẽ được khánh thành tại tỉnh An Giang vào tháng 9 này và tiếp theo là tại Thành phố Hồ Chí Minh vào đầu năm 2020.

 “Chúng tôi hy vọng rằng những kinh nghiệm thực tiễn của HEINEKEN Việt Nam sẽ khuyến khích các doanh nghiệp tự tin áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong hoạt động của mình một cách sáng tạo. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp không chỉ tối ưu hóa hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường”, ông Matt Wilson, Giám đốc Ngoại vụ Cấp cao HEINEKEN Việt Nam, cho biết.

Năm 2018, HEINEKEN Việt Nam đã tiên phong lan tỏa khái niệm và thực tiễn áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam thông qua việc tổ chức các hội thảo về kinh tế tuần hoàn cho 20 doanh nghiệp thành viên Hội đồng Doanh nghiệp Vì Sự Phát Triển Bền Vững Việt Nam (VBCSD) và tổ chức huấn luyện về phát triển bền vững cho trên 100 nhà cung cấp. 

Thông tin về Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Việt Nam (VBCSD)

VBCSD được thành lập dưới sự phê duyệt của Chính phủ tại Công văn số 6334/VPCP-KGVX ngày 08/09/2010, và chính thức ra mắt ngày 17/12/2010 với tư cách là một tổ chức định hướng doanh nghiệp có nhiệm vụ phát huy vai trò tích cực và sự ủng hộ nhiệt tình của cộng đồng doanh nghiệp trong việc thực hiện Chiến lược Phát triển bền vững tại Việt Nam, tạo thuận lợi cho việc chia sẻ kinh nghiệm và các thực hành tốt, tăng cường phối hợp chặt chẽ và đối thoại giữa cộng đồng doanh nghiệp, Chính phủ và các đối tác trong xã hội nhằm đẩy mạnh phát triển bền vững. VBCSD là đối tác trong mạng lưới toàn cầu của Hội đồng kinh doanh thế giới vì sự phát triển bền vững (WBCSD). Để biết thêm thông tin, vui lòng ghé thăm vbcsd.vn hoặc theo dõi @VBC4SD trên .

Thông tin về HEINEKEN Việt Nam 

HEINEKEN Việt Nam là thành viên của Tập đoàn HEINEKEN, một trong những nhà sản xuất bia hàng đầu thế giới. Xuất xứ từ Hà Lan, HEINEKEN là một công ty gia đình với lịch sử hơn 150 năm, sản xuất và phân phối trên 300 nhãn hiệu bia và nước táo lên men tại hơn 190 quốc gia.

Được thành lập vào năm 1991, đến nay HEINEKEN Việt Nam vận hành 6 nhà máy bia tại Hà Nội, Đà Nẵng, Quảng Nam, Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Tiền Giang và 9 văn phòng thương mại trên khắp Việt Nam. 

Từ sự khởi đầu khiêm tốn chỉ với 20 nhân viên, HEINEKEN Việt Nam ngày nay đã trở thành nhà sản xuất bia lớn thứ hai tại Việt Nam với hơn 3.500 nhân viên. Hàng năm, HEINEKEN Việt Nam đều đóng góp đáng kể cho nền kinh tế Việt Nam, chiếm khoảng 0,9% GDP quốc gia.

Tại Việt Nam, HEINEKEN sản xuất và phân phối các nhãn hiệu bia: Heineken, Tiger, Amstel, Larue, BIVINA, Sol, Desperados, Affligem và nước táo lên men Strongbow.

Năm 2017 và 2018, HEINEKEN Việt Nam được vinh danh là Doanh nghiệp Bền Vững nhất Việt Nam (lĩnh vực sản xuất) bởi Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và là Doanh nghiệp có môi trường làm việc tốt nhất châu Á, bởi tạp chí HR Asia, một trong những ấn phẩm hàng đầu Châu Á dành cho các chuyên gia quản lý về nhân sự. 

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

Tags:
4.1 13 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.36228 sec| 670.07 kb