Trên thực tế, các mối quan hệ của bạn có lâu dài hay không đều tùy thuộc vào "giá trị sử dụng" của bạn: Giá trị sử dụng của bạn càng lớn, người khác sẽ giúp bạn càng nhiều.
-01-
Bạn có thể cần ai đó giúp đỡ nhưng họ lại trốn tránh hoặc từ chối khéo bạn vào những thời điểm quan trọng
Tôi có một người bạn tên Tùng. Thực ra không hẳn là bạn tôi mà do tôi chơi với một người bạn thân và quen được người này.
Anh này thường thích khoe rằng anh ta rất am hiểu về cà phê và không có ông sếp nào trong ngành này mà anh không quen biết. Những người mới nghe lại càng ngưỡng mộ anh ta không ngớt. Tại những bữa tiệc, anh ta lúc nào cũng thao thao bất tuyệt bài ca về mối quan hệ của mình trên khắp đất nước. Anh đã làm quen và duy trì các mối quan hệ từ khi bắt đầu học đại học qua mạng xã hội.
Trước đây, anh có ý định mua nhà ở thành phố nhưng tiền tiết kiệm của anh không đủ, còn thiếu khoảng 100 triệu đồng. Anh liền mượn trên mạng xã hội nhưng chẳng ai quan tâm. Anh gọi điện cho những người 'anh em trên mạng' thì toàn nghe tút tút hoặc máy của người bên kia báo bận hay họ viện cớ từ chối. Hầu hết những người cho anh ta mượn tiền là người thân, bạn bè và đồng nghiệp. Ngay cả những 'ông lớn' mà anh quen biết trong ngành cũng tìm cách từ chối khéo và đẩy anh ta ra khỏi ngành. Có người 'nhân đạo' kêu anh tự liên lạc với số điện thoại của các ngân hàng vay vốn.
Vậy nên, người bạn mời ăn cơm mỗi tối hay người mà bạn coi là anh, là chị chưa chắc gì đã vung tiền cho bạn mượn, giúp bạn giải quyết khó khăn. Họ thân thiết như vậy đấy nhưng khi cần thì "thân ai nấy lo".
Chỉ có những gia đình và những người thực sự yêu bạn mới giúp bạn. Họ không cần bạn mời cơm để trả ơn, cũng không cần bạn phải báo đáp bằng hiện kim. Họ sẵn lòng giúp bạn vì họ coi bạn là một phần trong cuộc đời họ. Hãy trân trọng những người dốc lòng yêu quý bạn.
-02-
Muốn cùng nhau hợp tác và phát triển thì chú ý đến hai điều
Đầu tiên, nguyên tắc chính của các mối quan hệ là "trao đổi."
"Môn đăng hộ đối" trong nghề nghiệp là gì? Điều đầu tiên bạn cần biết là tài khoản của bạn phải có nhiều tiền, học thức tương xứng và thu nhập cao. Sự kết hợp của ba điều này có thể phản ánh việc mọi người ở cùng đẳng cấp với nhau hay không.
Một phóng viên đã phỏng vấn một đứa trẻ ở trường mẫu giáo. Đứa trẻ này có rất nhiều tiền ở nhà và thường mang nhiều đồ chơi và đồ điện tử đến trường. Những đứa trẻ khác luôn thích tìm đứa trẻ này làm bạn để được chơi đồ chơi. Anh ta hỏi đứa trẻ: "Con có nhiều bạn bè như vậy hẳn là con rất nổi tiếng đúng không?" Đứa trẻ nói không, cậu chỉ có một người bạn, còn tất cả những đứa trẻ khác chỉ đến bên cậu khi chúng cần chơi đồ chơi, chỉ có chúng mới có thể cầm đồ chơi của mình để "trao đổi" với cậu, vì vậy ai cũng nghĩ đó là bạn của cậu.
Do đó, yếu tố để duy trì liên lạc và phát triển mối quan hệ đó là sự trao đổi, trao đổi ý kiến, cảm xúc, thông tin… Nhiều người không hiểu điều này. Ở nơi làm việc, họ liên tục mở rộng liên lạc và tham gia vào các mối quan hệ. Nhiều người thậm chí còn tự hào về số điện thoại của bạn bè họ đã lưu, bao nhiêu người họ gặp trong một tuần hoặc thậm chí chỉ trong một thời gian ngắn. Nhưng khi gặp chuyện thì sao? Những số điện thoại ấy có gọi được không?
Thời gian làm cho bạn từ từ xa cách những người xung quanh, gây ra lo lắng và mặc cảm cho bạn. Tuy nhiên, đối với những mối quan hệ không có bất kỳ điều kiện trao đổi nào thì cũng thực sự không quan trọng.
Thứ hai, mối liên hệ giữa người giàu và người nghèo rất thực tế:
Tôi có một cựu đồng nghiệp công ty tên Vương, làm nhân viên văn phòng trong công ty nước ngoài, lương tháng vài nghìn đô. Anh có cô bạn học chung đại học tên Andy, 27 tuổi đã trở thành CEO của một công ty Nhật Bản mức lương hàng năm là 2.000.000 $. Vài ngày trước, cô này có về quê thăm gia đình và gặp anh Vương.
Trước đây, cô này thường đến nhà anh Vương và nói chuyện thường xuyên. Họ gặp nhau chỉ để kể cho nhau nghe về nhiều tin đồn trên mạng, ai thích ai, ai thầm yêu ai, ai kết hôn với ai… Tuy nhiên sau một tháng, vì những chủ đề như vậy được nói đến hàng chục lần nên khi gặp nhau, cả hai người đều lúng túng vì không có chủ đề mới. Bởi vì họ ở bên nhau, họ chỉ có thể thuật lại những chuyện cũ hàng chục lần khiến cả hai nhàm chán. Nhưng dần dần, do sự chênh lệch tiền lương khá lớn nên cả hai không còn trò chuyện với nhau.
Vương là một nhân viên văn phòng bình thường, anh thường đi làm bằng xe buýt, về nhà nấu ăn sau khi làm việc và thỉnh thoảng đến nhà hàng nhỏ để ăn món anh thích. Ngược lại Andy thường đi đến nhà hàng sang trọng, bar… và cuộc sống của cô khá sung sướng. Cô thường đi vào nhà hàng và khách sạn năm sao nghỉ dưỡng.
Có lần anh Vương mời cô uống cà phê, cô nói: "Hãy đến sảnh khách sạn năm sao chỗ tôi ở". Thế là, Vương đến chỗ cô, hai người uống hai tách cà phê, dùng hai chiếc bánh nhỏ và một đĩa trái cây. Vì là đàn ông lịch sự nên anh đề nghị thanh toán. Nhưng khi trả tiền, số tiền lên đến khoảng 3 triệu đồng, anh như gục ngã vì số tiền này đủ để anh ăn cả tháng.
Vấn đề giữa người giàu và người nghèo khác xa với những gì bạn tưởng tượng. Người giàu nghĩ bữa ăn vài triệu là bình thường trong khi nó lại là số tiền quá lớn đối với bạn. Nhưng vấn đề lớn nhất là điều này làm cho bạn mệt mỏi, chúng ta phải suy nghĩ và làm sao để lịch thiệp nhưng không phải quá phung phí trong thói quen sinh hoạt.
-03-
Những người mà gia cảnh không tương xứng nhau thì khó có thể bắt chuyện với nhau
Đối với những người không có điểm mạnh, bạn liên hệ với họ cũng vô ích nhưng đối với những người xuất sắc, có vô số người muốn liên lạc thậm chí tự nguyện làm trâu ngựa cho họ. Bạn ơi, ngay cả khi bạn cho người nổi tiếng số điện thoại của bạn, bạn có nghĩ rằng mình thực sự có thể trở thành bạn bè với họ không? Nếu bạn không có điểm mạnh, bạn sẽ không bao giờ ngang hàng với kẻ mạnh về mọi mặt và không thể chen vào vòng tròn bạn bè chất lượng cao. Ngay cả khi bạn có chen vào được thì bạn vẫn chỉ là người ngoài cuộc. Các phương thức liên lạc mà bạn đã trao đổi trong công việc hoàn toàn không hữu ích. Về lâu dài, bạn xóa người ta hoặc người ta sẽ xóa bạn.
Nhiều người ở nơi làm việc, cho dù họ là nhân viên mới hay cũ hoặc thậm chí nhiều ông chủ nghĩ rằng họ đã chụp ảnh với một người nổi tiếng, bắt tay với một người nổi tiếng trong ngành và vì vậy họ có thêm một phương thức liên lạc để khi cần họ có thể gọi ngrơi nổi tiếng để nhờ trợ giúp.
Trên thực tế, trong mắt họ, bạn là một người vô hình. Không phải họ hợm hĩnh, mà họ cũng giống như những người bình thường, chỉ có thể nhìn thấy và bắt chuyện với những người có cùng đẳng cấp với mình hay những người có vị thế cao hơn họ để leo lên cao hơn.
Người bình thường rất khó kết bạn với Jack Ma và Triệu Vĩ nhưng hai người họ có thể trở thành bạn tốt vì họ cùng đẳng cấp. Bạn không có đủ sức mạnh ngang bằng với người khác, bạn chỉ có thể là chính mình.
-04-
Gió tầng nào sẽ gặp được mây tầng đó: bạn là kiểu người nào thì bạn sẽ thu hút kiểu người đấy
Khi bạn không đủ mạnh và đủ tốt, đừng dành quá nhiều thời gian quý giá của bạn để "lấy lòng" ai cả, hãy dành chút thời gian để trau dồi và củng cố bản thân.
Có câu nói: "Gió tầng nào sẽ gặp mây tầng đó." Khi tu dưỡng đủ xuất sắc, tự nhiên có vô số người xuất sắc đến với bạn.
Trước hết, hãy tăng cường năng lượng của bạn. Giao thiệp rộng không phải là có bao nhiêu người biết bạn, mà là khi cần bạn có thể gọi bao nhiêu người. Cải thiện sức mạnh của bạn và làm cho bản thân mạnh mẽ hơn sẽ thu hút người giỏi sẵn lòng giúp đỡ bạn. Không ngừng phấn đấu để bản thân bạn ngang tầm với kẻ mạnh. Thay vì tìm kiếm và kết nối với mọi người, bạn phải trở thành một mắc xích quan trọng mà người khác muốn liên kết. Trong thời đại siêu nhanh này, mọi người thường sử dụng đường tắt và họ thường bỏ qua thực tế rằng "có thành công thực sự thông qua công việc khó khăn và làm việc chăm chỉ." Họ tin rằng "kết bạn với mọi người" là chìa khóa thành công.
Nhưng bạn hãy nhớ rằng để thành công thì bạn cần có đủ sức mạnh và cao độ còn mạng lưới mối quan hệ chỉ là phụ trợ.
Một trong những điều tồi tệ của việc học thành công bây giờ là nó luôn cho bạn biết tầm quan trọng của việc đi lại và giao tiếp với người khác và thích nhấn mạnh trí tuệ cảm xúc. Trên thực tế, khó có ai có thể tóm tắt chính xác mức độ trí tuệ cảm xúc. Bất cứ ai có thể đạt đến cấp quản lý sẽ không quá ngu ngốc. Do đó, chúng ta phải ghi nhớ rằng chúng ta nên tập trung vào việc cải thiện thế mạnh của mình để kĩ năng, năng lực và sự chuyên nghiệp thay vì dành quá nhiều thời gian cho các mối quan hệ cá nhân và mở rộng cái gọi là quan hệ rộng.
-05-
Người làm việc cũng cần phải hiểu rõ cái gì nên giữ và nên buông bỏ, xin hãy từ bỏ những mối quan hệ xã giao và vô dụng
Sự hiểu lầm lớn nhất của nhiều người về các kết nối của họ là khái niệm "lấy số lượng luận anh hùng".
Trên thực tế, mối quan hệ của bạn có lâu bền hay không được thể hiện qua "giá trị sử dụng" của bạn: Giá trị sử dụng của bạn càng lớn, người khác sẽ giúp bạn càng nhiều. Thay vì dành thời gian để tìm hiểu và kết thân với nhiều người nhằm nhờ vả, tốt hơn hết là để dành thời gian để cải thiện giá trị cá nhân của riêng mình.
Nhiều người ngộ lắm, bất cứ nơi nào có hoạt động gì cũng có họ, ai gọi ra cũng ra, ai kêu gì làm nấy. Họ bị gọi là người lãng phí thời gian hay "thánh nữ thân thiện". Kiểu người này thường không có năng lực, thích làm tay sai để nương tựa người mạnh hơn và rất khó thành công.
Tóm lại, tại sao một số người có thể là giám đốc điều hành khi còn trẻ? Đó là vì họ thực sự muốn thăng tiến, họ thực sự làm việc chăm chỉ, cần mẫn trong khi người khác nghĩ cách đi đường tắt, dựa dẫm vào các mối quan hệ vô ích và vô nghĩa.
Trong các mối liên hệ của bạn, không tránh khỏi việc người khác coi thường bạn nhưng cũng có nhiều người coi bạn là một nút thắt quan trọng. Ngoài gia đình, bạn bè thân thiết, người yêu, ân nhân, v.v., thì có nhiều mối quan hệ không cần bạn phải duy trì. Bởi vì năng lượng và thời gian của một người rất hạn chế, phải biết cách quản lý năng lượng và để tâm vào những điều có ý nghĩa, hãy dành thời gian và công sức bỏ ra ở nơi, người trân trọng giá trị của bạn và sẵn lòng giúp đỡ bạn.
Theo Trí Thức Trẻ