Trong số các ca nhiễm mới có 8 ca nhập cảnh và 3.789 ca ghi nhận trong nước (tăng 701 ca so với ngày trước đó) tại 47 tỉnh, thành phố (có 1.475 ca trong cộng đồng).
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh với số ca như sau: TP Hồ Chí Minh (1.131), Đồng Nai (586), Bình Dương (533), Sóc Trăng (414), An Giang (170), Cà Mau (168), Kiên Giang (82), Đồng Tháp (78), Tiền Giang (70), Tây Ninh (64), Long An (47), Cần Thơ (43), Bạc Liêu (40), Hậu Giang (34), Gia Lai (30), Khánh Hòa (28), Thanh Hóa (27), Nghệ An (25), Thừa Thiên Huế (22), Trà Vinh (18), Vĩnh Long (15), Hà Nam (15), Quảng Trị (13), Bà Rịa - Vũng Tàu (12), Quảng Bình (12), Bến Tre (12), Quảng Nam (11), Bình Phước (11), Ninh Thuận (9), Sơn La (9), Bình Định (9), Lâm Đồng (8), Đắk Nông (8), Quảng Ngãi (7), Phú Thọ (5), Kon Tum (4), Hà Tĩnh (4), Lai Châu (2), Yên Bái (2), Hưng Yên (2), Thái Bình (2), Phú Yên (2), Hải Dương (1), Bắc Giang (1), Lạng Sơn (1), Lào Cai (1), Hà Nội (1).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Tây Ninh (giảm 210 ca), Bình Thuận (giảm 61 ca), Đồng Nai (giảm 61 ca).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Sóc Trăng (tăng 414 ca), TP Hồ Chí Minh (tăng 222 ca), Cà Mau (tăng 168 ca).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 3.559 ca/ngày.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 857.639 ca nhiễm, đứng thứ 40/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 155/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 8.710 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 852.986 ca, trong đó có 786.106 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 4 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Hòa Bình, Thái Nguyên, Điện Biên.
Có 14 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Ninh Bình, Lạng Sơn, Sơn La, Yên Bái, Hà Giang, Lai Châu, Hải Phòng, Tuyên Quang, Thái Bình, Kon Tum, Hưng Yên.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này là: TP Hồ Chí Minh (415.875 ca), Bình Dương (224.492 ca), Đồng Nai (57.708 ca), Long An (33.614 ca), Tiền Giang (14.844 ca).
Trong ngày 15/10, số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh là 918 ca. Tổng số ca được điều trị khỏi là 788.923 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.847 ca.
Trong ngày ghi nhận 93 ca tử vong tại: TP Hồ Chí Minh (61 ca), Bình Dương (18 ca), Tiền Giang (4 ca), Tây Ninh (2 ca), Long An (2 ca), Đồng Nai (2 ca), Đồng Tháp (1 ca), Đắk Lắk (1 ca), Kiên Giang (1 ca), Sóc Trăng (1 ca).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 101 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 21.043 ca, chiếm tỷ lệ 2,4% so với tổng số ca nhiễm.
So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 134/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 29/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Trong ngày 14/10, cả nước có 1.311.040 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 59.003.239 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 41.811.429 liều, tiêm mũi 2 là 17.191.810 liều.
Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc giám sát người về từ các khu vực có dịch COVID-19 (Công văn số 8718/BYT-DP ngày 15/10/2021).
Tại TP Hà Nội, sáng 15/10 TP Hà Nội tạm thời rút chốt kiểm soát ra, vào cửa ngõ thành phố số 8 trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Tại 21 chốt kiểm soát người và phương tiện ra, vào Hà Nội còn lại vẫn áp dụng quy định người qua chốt phải có chứng nhận tiêm đủ 2 mũi vaccine, có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 (test nhanh hoặc PCR) và khai báo y tế.
Theo baotintuc.vn