Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Ngày càng nhiều người già ở Nhật Bản cố tình phạm tội để được vào tù sống

Ngày càng nhiều người già ở Nhật Bản cố tình phạm tội để được vào tù sống
Lương hưu không đủ sống và cảm giác cô đơn đẩy nhiều người cao tuổi ở Nhật Bản vào con đường phạm tội nhiều lần.

Lương hưu không đủ sống

Ông Toshio Takata đang sống trong khu nhà dành cho tù nhân sắp được thả Hiroshima. Người đàn ông 69 tuổi tuổi này rằng ông phạm pháp để được vào tù sống.

Ngày càng nhiều người già ở Nhật Bản cố tình phạm tội để được vào tù sống
Trong 8 năm qua, ông Toshio Takata, 69 tuổi, ngồi tù hơn 4 năm. 

"Tôi đã đến tuổi nghỉ hưu mà trong túi chẳng còn một xu. Tôi nảy ra ý định, có lẽ nếu vào tù, tôi sẽ được ăn uống và ngủ nghỉ miễn phí", ông Takata nói với BBC. "Thế nên, tôi ăn trộm một chiếc xe đạp và lái thẳng đến đồn cảnh sát rồi báo với một viên cảnh sát ở đó rằng: 'Hãy xem tôi đã ăn cắp cái này'". Kế hoạch thành công. Dù chưa từng có tiền án tiền sự, ông Takata vẫn phải lĩnh án một năm tù do luật pháp Nhật Bản coi trộm cắp là một tội nghiêm trọng. 

Dáng người gày gò nhỏ nhắn, người đàn ông hay cười khúc khích này trông không có nét nào giống một người kẻ phạm tội "ngựa quen đường cũ", và càng không phải là người có thể dùng dao đe dọa phụ nữ. Nhưng sau khi thi hành xong án tù đầu tiên, đó lại chính xác là những gì ông Takata làm. 

"Tôi đến công viên và đe dọa phụ nữ. Tôi không có ý định hãm hại họ đâu. Tôi chỉ giơ con dao ra và chờ một người nào đó sẽ gọi điện báo cảnh sát", ông kể. 

Hơn một nửa thời gian 8 năm qua, ông Takata sống ở trong tù. "Vấn đề không phải là tôi có thích ở trong tù hay không mà tôi có thể ở đó miễn phí", ông nói. "Đến khi được thả tự do, tôi cũng tiết kiệm được một chút tiền". Trong lúc ngồi tù, nhà nước vẫn đều đặn chi trả lương hưu cho ông. 

Ông Takata đại diện cho một xu hướng phạm tội đang gia tăng nhanh ở Nhật Bản. Ngày càng nhiều người trên 65 tuổi phạm pháp. Năm 1997, nhóm tội phạm cao tuổi chỉ chiếm tỉ lệ một trong 20 vụ kết án nhưng 20 năm sau đó, con số này tăng lên một trong 5 vụ. Những người già cao tuổi thường tái phạm. Trong số 2.500 người trên 65 tuổi bị kết án, hơn 1/3 từng có 5 tiền án. 

Cũng tương tự như ông Takata, một cụ bà 70 tuổi cho biết nghèo đói đã đẩy bà vào con đường phạm tội. "Tôi không thể chung sống với chồng. Tôi không có chốn dung thân. Vì vậy tôi chỉ có một sự lựa chọn duy nhất: ăn cắp", bà Keibo tâm sự. "Tôi biết thậm chí nhiều bà lão ngoài 80 tuổi không thể đi lại vững vàng cũng phạm tội. Lý do là họ không có đồ ăn và tiền". 

“Nhà dưỡng lão nghiêm khắc”

Tuy các trại giam Nhật quy định khá ngặt nghèo về việc tù nhân trò chuyện, tiếp xúc với nhau để ngăn chặn “đại bàng” hay kéo bè kéo cánh nhưng đối với người già, ít ra trong tù họ còn “có bạn” thay vì lủi thủi một mình như ở ngoài.

Ngày càng nhiều người già ở Nhật Bản cố tình phạm tội để được vào tù sống
Bà N, 80 tuổi, ở tù lần thứ 3 với mức án 3 năm 2 tháng vì trộm sách, rau cải và máy quạt cầm tay. "Chồng tôi đưa tôi rất nhiều tiền, ai cũng nói tôi may mắn nhưng tôi thấy mình thật sự cô đơn. Tiền không phải là thứ tôi muốn. Tôi không thấy hạnh phúc với điều đó. 

“Tôi cảm thấy thoải mái với tù nhân. Tôi có quần áo mặc, thực phẩm, chỗ ở, được chăm sóc khi bệnh và có nhiều người xung quanh. Trong tù cũng giống như sống trong một nhà dưỡng lão nghiêm khắc vậy”, tạp chí Fortune dẫn lời một cụ ông 76 tuổi nói. 

“Nhà tù ở Nhật không giống trại giam ở Mỹ. Môi trường dễ chịu hơn và rất an toàn. Vì thế, nhiều người già nghĩ rằng sống trong tù còn hơn chết ở ngoài”, ông Patrick Hansen, Giám đốc Custom Product Research, nói với Fortune.

Bà Yumi Muranaka, cai ngục của nhà tù Phụ Nữ Iwakuni, trên trang Bloomberg: “Họ có thể có gia đình nhưng họ không cảm thấy đó thực sự là một mái ấm”.

Ở trại giam này, chi phí để duy trì hoạt động là 20.000 đô la Mỹ. Nhưng con số này còn tăng hơn nữa do phải đầu tư về y tế và nhu cầu chăm sóc đặc biệt cho người già.

Tù nhân nữ ở đây đã được hưởng lợi ích y tế và cảm thấy họ có thể hòa nhập với cộng đồng, những thứ họ không thể có ở bên ngoài kia.

Họ nói: “Tôi thích cuộc sống ở đây (trong tù) hơn. Tôi không còn cảm thấy cô đơn vì lúc nào cũng có rất nhiều người xung quanh. Tôi từng tự nhủ với bản thân sẽ không bao giờ quay lại nơi này khi được thả nhưng ý nghĩ đó đã lập tức thay đổi”.

Tình trạng cố ý bị bắt giữ còn xuất hiện ở các nước khác không chỉ ở Nhật Bản. Tại Hoa Kỳ, rất nhiều trường hợp người dân “cố ý” bị bắt để đạt được những mục đích riêng như để hưởng lợi ích chăm sóc ý tế miễn phí, để tránh thời tiết khắc nghiệt (đối với những người vô gia cư) hay coi việc bị giam là động lực để cai thuốc.

Nhưng tầm nghiêm trọng của vấn đề này ở Nhật là điều đáng cho chính quyền đất nước này.

Theo trang Bloomberg, chính phủ Nhật đang cố gắng chống lại vấn nạn “tội phạm cao tuổi” bằng cách cải thiện hệ thống phúc lợi và an sinh . Nhưng dường như làn sóng tội phạm này vẫn chưa chấm dứt sớm.
 

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

4.4 7 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.41338 sec| 645.875 kb