Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Ông chủ Asanzo nói gì việc bị tố 'đội lốt' hàng Trung Quốc

Ông chủ Asanzo nói gì việc bị tố 'đội lốt' hàng Trung Quốc
Mới đây, ông Phạm Văn Tam đã phân trần với truyền thông về việc hàng hóa Asanzo bị tố là đội lốt hàng Trung Quốc, lừa đảo người dùng trong nước.

Ông chủ Asanzo nói gì việc bị tố 'đội lốt' hàng Trung Quốc
Ông Phạm Văn Tam lý giải quy trình sản xuất trong bối cảnh lùm xùm.

Với việc tập trung kinh doanh và phát triển dòng sản phẩm tivi và điện gia dụng, vị CEO Tập đoàn Asanzo thừa nhận, 70-80% phần cứng của sản phẩm tivi là nhập từ nước ngoài như: Đài Loan, Trung Quốc. Tuy nhiên ông Tam cho rằng, đây là điều bình thường đối với doanh nghiệp sản xuất điện tử trên thế giới. 

Trước thông tin xóa bỏ tem nhãn Trung Quốc thay vào bằng tem hàng Việt, ông chủ Asanzo lý giải, chữ Made in China không bị xóa bỏ mà nằm bên trong phần vỏ nhựa bao bọc bên ngoài và chúng tôi chỉ dán dòng chữ “xuất xứ Việt Nam” bên ngoài sản phẩm hoàn thiện. Theo ông Phạm Văn Tam, việc Asanzo nhập các linh kiện từ Trung Quốc về để lắp ráp thành sản phẩm đã không còn mới. Tuy nhiên, khi gắn nhãn bao bì cũng như trong giấy bảo hành, Asanzo ý thức được việc đó nên chỉ ghi “Xuất xứ Việt Nam” thay vì “Made in Việt Nam” trên sản phẩm của mình.

Đây là điều đúng với quy định hiện hành. Đồng thời, lý giải về câu slogan “đỉnh cao công nghệ Nhật Bản” luôn đi kèm thương hiệu Asanzo, ông Tam cho hay, dòng chữ này có ý nghĩa là dây chuyền sản xuất tại nhà máy được kiểm soát bằng công nghệ Nhật Bản. Đây là các công nghệ được chuyên gia Nhật Bản chuyển giao. Cụ thể, công nghệ này sẽ kiểm soát việc lên chuyền của sản phẩm, kiểm soát các tiêu chuẩn vệ sinh bo mạch, sơn… xem chúng có an toàn hay không.

Với mặt hàng gia dụng, khi bị tố cáo nhập “nguyên con” các sản phẩm điện gia dụng rồi dùng thương hiệu Asanzo bán ra thị trường thì CEO Phạm Văn Tam cho rằng: sau khi các doanh nghiệp nước ngoài được hưởng những chính sách thuế ưu đãi theo các hiệp định thương mại thì Asanzo đã không thể cạnh tranh nổi. Những năm 2015-2017 Asanzo có lắp ráp, đến năm 2018 khi thuế nhập khẩu về 0% dẫn đến sản phẩm trong nước không thể cạnh tranh với hàng nước ngoài. Do đó, từ cuối năm 2017 Asanzo đã bỏ một số sản phẩm gia dụng, và chuyển lại cho các công ty phụ trợ phát triển, chỉ tập trung làm tivi.

Hiện Asanzo có hơn 100 công ty phụ trợ được phép dùng thương hiệu Asanzo để sản xuất những phụ trợ bán kèm theo sản phẩm. Theo ông Tam, Asanzo đã có thương hiệu, mọi người có thể gia công ở nước ngoài, tuy nhiên là chuyện của công ty phụ trợ. Công ty nào sai thì công ty đó chịu.

Vị CEO này khẳng định, hiện nay hệ thống sản xuất của Asanzo có hàng ngàn lao động. Vì vậy những bo mạch, panel, màn hình chỉ là phần cứng của tivi, có thể sáng đèn nhưng sẽ không chạy được nếu không có phần mềm, và phần mềm do đội kỹ thuật Asanzo tạo ra. Vì thế ông Tam phản đối việc bị tố đổi nhãn Trung Quốc thành Việt Nam. 

Ông Phạm Văn Tam còn cho biết, Asanzo đang nhượng quyền cho một vài công ty khác sử dụng thương hiệu của mình, do vậy, Asanzo không có khiếu nại trước việc những đơn vị này thuê nhà sản xuất Trung Quốc đóng logo Asanzo vào sản phẩm điện gia dụng rồi nhập về bán tại thị trường trong nước.

Ngày 23/6, bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao đã cho biết, Asanzo được người bình chọn ở ngành Điện tử gia dụng, và chỉ có 2 sản phẩm được chứng nhận HVNCLC là: Tivi và Thiết bị Smart Box (cục bắt tín hiệu truyền hình mặt đất). Các sản phẩm khác của Asanzo thuộc ngành máy móc gia dụng không được người tiêu dùng bình chọn (dữ liệu điều tra đang lưu trữ có ghi nhận cụ thể và ban tổ chức cuộc điều tra cũng thông báo cho doanh nghiệp như vậy). Tham khảo thông tin từ bài điều tra của báo Tuổi Trẻ “...Ba công ty thuộc Tập đoàn điện tử Asanzo Việt Nam trực tiếp nhập hàng in sẵn nhãn hiệu (Asanzo) từ Trung Quốc...Trong năm 2018, 2019, công ty CP tập đoàn Asanzo tiếp tục nhập nhiều linh kiện điện tử có in sẵn nhãn hiệu Asanzo (từ Trung Quốc) và cả linh kiện không ghi nhãn hiệu gì từ Trung Quốc”.

Đối chiếu với hồ sơ kinh doanh mà Asanzo cung cấp cho Hội doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao đang lưu trữ sẵn tại văn phòng Hội (đây là một phần của thủ tục để nhận danh hiệu), chúng tôi thấy doanh nghiệp cho biết là DN sản xuất các sản phẩm điện tử gia dụng (được bình chọn) tại 2 nhà máy: nhà máy 1 rộng 5.000 m2 và nhà máy 2 rộng 1.740 m2 là không đúng với thực tế.

Trước đó "chúng tôi tước quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Hội doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao để chấm dứt tình trạng gian lận và vi phạm điều lệ sử dụng", bà Hạnh cho hay.

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

4.1 17 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.56364 sec| 647.117 kb