Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Tàu tốc độ cao chạy Hà Nội - TP HCM chỉ mất 5 giờ

Tàu tốc độ cao chạy Hà Nội - TP HCM chỉ mất 5 giờ
Ngày 24/12, Ban quản lý dự án Đường sắt cho biết, đã trình Bộ Giao thông Vận tải hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam sau nhiều cuộc hội thảo, lấy ý kiến của các chuyên gia đầu ngành giao thông.

 

Tàu tốc độ cao chạy Hà Nội - TP HCM chỉ mất 5 giờ
Tàu Shinkansen ở Nhật Bản.

Theo tiền khả thi, dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam dài 1.559 km đi qua 20 tỉnh thành, từ Bắc vào Nam gồm Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai và TP HCM. Điểm đầu dự án tại ga Hà Nội, điểm cuối tại ga Thủ Thiêm (TP HCM). Dự kiến 60% chiều dài tuyến đi trên cầu cạn, 10% đi trong hầm, 30% đi trên nền đất.

Nếu chạy tàu với tốc độ 320 km/h, dừng mỗi ga 2 phút, đơn vị tính toán thời gian chạy tàu đoạn Hà Nội - Vinh hết 1 giờ 20 phút, đoạn TP HCM - Nha Trang là 1 giờ 35 phút, đoạn Hà Nội - Đà Nẵng là 2 giờ 24 phút. Toàn tuyến từ Hà Nội đến TP HCM tàu vận hành khoảng 5 giờ 17 phút nếu đỗ ít ga và 6 giờ 50 phút nếu đỗ nhiều ga.

Trong giai đoạn 1 (2020 - 2030), dự án sẽ đầu tư xây dựng đoạn Hà Nội - Vinh (dài 282,65km) và Nha Trang - TPHCM (dài 362,15km).

Giai đoạn 2 (2030 - 2045) đầu tư xây dựng đoạn Vinh - Nha Trang (dài khoảng 901km). Theo lộ trình, Hội đồng Thẩm định nhà nước sẽ tổ chức thẩm định dự án từ tháng 12 đến tháng 4-2019. Đến tháng 8-2019, báo cáo nghiên cứu khả thi dự án sẽ được trình Chính phủ. Sau đó, Chính phủ sẽ trình Quốc hội xem xét thông qua chủ trương đầu tư dự án vào kỳ họp tháng 10/2019.

Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến gần 1,35 triệu tỷ đồng (hơn 58,7 tỷ USD), trong đó, giai đoạn một hơn 567.000 tỷ đồng, giai đoạn hai trên 783.000 tỷ đồng. Tổng mức đầu tư bao gồm chi phí giải phóng mặt bằng 2,23 tỷ USD, chi phí xây dựng và thiết bị 43,3 tỷ USD, chi phí quản lý, tư vấn và chi phí khác 4,3 tỷ USD... Dự án được thực hiện theo hình thức đối tác công tư (PPP) với nguồn vốn nhà nước khoảng 80%, vốn tư nhân 20%.

Về quy mô đầu tư, dự án xây mới tuyến đường sắt tốc độ cao, đường đôi, khổ đường 1.435 mm, điện khí hóa, chỉ vận chuyển hành khách. Tốc độ thiết kế là 350 km/h, tốc độ khai thác 320 km/h. Trên tuyến có 24 ga và 3 ga quy hoạch tiềm năng, 5 depot, 42 cơ sở bảo trì hạ tầng. Đoàn tàu được đề xuất là loại tàu sử dụng công nghệ động lực phân tán (EMU) và công nghệ tín hiệu điều khiển có thể sử dụng qua sóng vô tuyến.

Tư vấn đánh giá, nếu tính tỷ lệ GDP, mức đầu tư cho dự án chiếm khoảng 0,4 - 0,55% cho giai đoạn 2020-2030 và khoảng 0,35 - 0,4% cho giai đoạn 2030-2040. Như vậy, đến các giai đoạn này, với tốc độ phát triển của kinh tế Việt Nam, có thể tập trung huy động vốn đầu tư cho dự án mà không bị tác động quá lớn đến việc phân bổ vốn đầu tư cho hạ tầng cơ sở cũng như đầu tư toàn và nợ công của quốc gia.

Trong báo cáo, tư vấn cũng tính toán nhu cầu nhân lực đường sắt tốc độ cao cần khoảng 13.700 lao động.

H.A (TH)
 

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

3.8 19 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.18424 sec| 634.641 kb