Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Thầy giáo Địa lý chia sẻ bí quyết ôn tập 'nước rút' môn kỳ thi THPT Quốc giốc gia 2019

Thầy giáo Địa lý chia sẻ bí quyết ôn tập 'nước rút' môn kỳ thi THPT Quốc giốc gia 2019
Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019 sắp cận kề, đối với những thí sinh lựa chọn môn Địa Lý trong kỳ thi này thì đây là giai đoạn "nước rút" để tổng hợp kiến thức và nắm phương pháp làm bài thi tốt nhất.

Tỷ lệ câu hỏi phần kiến thức lớp 12 chiếm tới 90% (23 câu lý thuyết + 13 câu thực hành), kiến thức lớp 11 chiếm 10% (2 câu lý thuyết + 2 câu thực hành).

Nhận xét về đề thi tham khảo môn Địa lý năm nay, thầy giáo Đàm Thanh Tùng, tác giả cuốn sách “Xử lý nhanh 30 đề THPTQG môn Địa lý” cho biết: “Đề thi năm nay vẫn như những năm trước, với 40 câu trắc nghiệm. Cấu trúc đề thi cơ bản vẫn thuộc hai phần kiến thức lớp 11 và 12.

So sánh với đề thi chính thức năm 2018 có 6 câu lý thuyết thì trong đề minh họa năm nay giảm còn 2 câu lý thuyết tập trung vào phần Đông Nam Á và ASEAN. Còn lại 36 câu thuộc về chương trình lớp 12. Đề thi năm nay, dự kiến, phần câu hỏi tự nhiên tăng 3 câu, câu hỏi về dân cư tăng 1 câu”.

Theo thầy Tùng, đề thi THPT Quốc gia môn Địa lý sẽ có tất cả 15 câu hỏi về phần kỹ năng địa lý, có thể là sử dụng atlat, sử dụng biểu đồ hoặc tính toán, xử lý bảng số liệu; 25 câu còn lại thuộc về lý thuyết.

Đặc biệt, các sĩ tử cũng cần lưu ý những câu hỏi về dạng nhận định, phủ định, ví dụ, “điều nào sau đây đúng?”, “điều nào sau đây không đúng?”. Hoặc các câu hỏi về nguyên nhân, ý nghĩa, kết quả thường rơi vào phần kiến thức vùng kinh tế và ngành kinh tế. Đây là những câu hỏi ở mức độ vận dụng hoặc vận dụng cao, nên đòi hỏi thí sinh phải có các kỹ năng so sánh, tổng hợp kiến thức.

Thầy Tùng nhấn mạnh: “Bởi vậy, quay trở lại quá trình học, mỗi học sinh phải luôn luôn có sự so sánh, đối chiếu. Ví dụ, hạn chế trong phát triển chăn nuôi ở trung du, miền núi Bắc Bộ là gì; Hạn chế trong phát triển chăn nuôi ở đồng bằng sông Hồng là gì, phải luôn có sự so sánh giữa các vùng với nhau, để rút ra những vấn đề, từ đó sẽ không bị lúng túng khi đứng trước một câu hỏi.

Có một vấn đề khi làm câu hỏi trắc nghiệm Địa lý, đó là các thí sinh thuộc kiến thức nhưng vì không hiểu bản chất hoặc không có sự so sánh nên khi gặp câu hỏi trắc nghiệm, có sự biến đổi câu từ thì bắt đầu cảm thấy hoang mang”.

So sánh với đề thi Địa lý chính thức năm 2018, thầy Tùng nhận định: “Mức độ khó ở đề thi minh họa năm 2019 đã giảm rất nhiều so với đề chính thức 2018. Tuy nhiên, các bạn thí sinh cũng không thể chủ quan, vì nếu so sánh đề minh họa 2019 với đề minh họa 2018 thì mức độ cũng tương đương”.

Thầy Tùng cũng bật mí một số bí quyết để nhanh chóng “làm bạn” với môn Địa lý: “Đề thi trắc nghiệm có khả năng bao quát chương trình hơn, phổ kiến thức kiểm tra rộng hơn, vì thế, “học tủ” là điều cấm kỵ. Mặc dù không cần “học vẹt” các số liệu, nhưng các thí sinh cũng nên nắm những số liệu cơ bản để làm đề dạng so sánh, đối chiếu, chỉ ra điểm cao nhất - lớn nhất ngay từ lúc học.

Với nội dung giảm tải, chỉ đọc để tham khảo, không cần học, đồng thời, không sa đà vào các kiến thức khó trên chuẩn.

Thầy giáo Địa lý chia sẻ bí quyết ôn tập 'nước rút' môn kỳ thi THPT Quốc giốc gia 2019
Đề thi minh họa môn Địa lý năm 2019 được đánh giá nhẹ nhàng hơn đề thi chính thức năm 2018.

Các sĩ tử cần nhớ: Địa lý là môn học giao thoa giữa tự nhiên và , đòi hỏi tính logic, kỹ năng làm bài tập và kiến thức đa dạng. Tuy được xếp vào khối xã hội, song, học Địa không phải cứ ôm khư khư quyển sách là thành công. Vì vậy, học đến đâu phải ôn tập đến đó, ghi nhớ chi tiết đặc trưng và luôn sử dụng atlat như “cuốn sách thứ 2 của Địa lý”, hệ thống lại toàn bộ nội dung bằng sơ đồ tư duy và bảng biểu tổng kết”.

“Trong một tháng cuối cùng trước kỳ thi, các thí sinh nên dành thời gian ôn lại, củng cố toàn bộ các kiến thức và có sự so sánh đối chiếu. Với những thí sinh chỉ mong muốn đỗ tốt nghiệp, thì có thể học chắc phần atlat, biểu đồ, bảng số liệu, và có thể học thêm các câu hỏi về phần Địa lý lớp 11, vì phần này ở mức độ đơn giản, thường là nhận biết và thông hiểu cơ bản. Với những thí sinh muốn đạt điểm cao khoảng 9-10, thì phải nắm thật chắc phần vùng và ngành kinh tế.

Và quan trọng nhất đối với môn Địa lý là phải thật cẩn thận, vì có rất nhiều thí sinh hay bị nhầm, bị sai ở những câu hỏi phần atlat, mặc dù chỉ ở mức độ nhận biết và cùng lắm chỉ có 3-4 câu ở mức độ thông hiểu”, thầy Tùng đưa lời khuyên cho các sĩ tử.

Cấu trúc đề thi THPT Quốc gia 2019 môn Địa lý:

Thầy giáo Địa lý chia sẻ bí quyết ôn tập 'nước rút' môn kỳ thi THPT Quốc giốc gia 2019

Đề thi tham khảo môn Địa lý kỳ thi THPT Quốc gia 2019 của bộ GD&ĐT:

Thầy giáo Địa lý chia sẻ bí quyết ôn tập 'nước rút' môn kỳ thi THPT Quốc giốc gia 2019

Thầy giáo Địa lý chia sẻ bí quyết ôn tập 'nước rút' môn kỳ thi THPT Quốc giốc gia 2019

Thầy giáo Địa lý chia sẻ bí quyết ôn tập 'nước rút' môn kỳ thi THPT Quốc giốc gia 2019

Thầy giáo Địa lý chia sẻ bí quyết ôn tập 'nước rút' môn kỳ thi THPT Quốc giốc gia 2019

 

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

5 15 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.40305 sec| 654.398 kb