Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Theo dõi chặt chẽ diễn biến của áp thấp nhiệt đới để chủ động ứng phó

Theo dõi chặt chẽ diễn biến của áp thấp nhiệt đới để chủ động ứng phó
Ngày 12/10, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai đã tổ chức cuộc họp ứng phó với hoàn lưu sau bão và áp thấp nhiệt đới. Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trần Quang Hoài chủ trì cuộc họp.

Theo dõi chặt chẽ diễn biến của áp thấp nhiệt đới để chủ động ứng phó
Phó Chánh văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Tổng Cục trưởng Tổng Cục phòng chống thiên tai Trần Quang Hoài phát biểu. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN

Tình hình thiên tai đang diễn biến phức tạp. Tính đến 18 giờ ngày 11/10, đã có 15.392 hộ với 45.835 người đã được sơ tán. Trong khi đó, theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sẽ có khả năng xuất hiện áp thấp nhiệt đới (có thể mạnh lên thành bão) tại khu vực Biển Đông. Chính vì vậy, Phó Trưởng ban Trần Quang Hoài yêu cầu Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia theo dõi sát diễn biến của áp thấp nhiệt đới, ban hành những bản tin , cảnh báo kịp thời với Ban Chỉ đạo, các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan báo chí.

Các địa phương ở tuyến biển cần rút từ những sự cố thiệt hại trong thời gian qua. Ngành Giao thông Vận tải và các tỉnh, thành phố chịu ảnh hưởng của hoàn lưu bão và áp thấp nhiệt đới cần có sự phối hợp trong công tác quản lý, hướng dẫn tàu thuyền trên biển di chuyển tránh trú, neo đậu tại các nơi an toàn. Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng cần phối hợp với Tổng cục Thủy sản trong việc thông tin cho các chủ tàu, ngư dân biết diễn biến của áp thấp nhiệt đới để chủ động neo đậu, tránh trú, chỉ đạo, hướng dẫn người dân di chuyển người, lồng bè nuôi trồng thuỷ hải sản đảm bảo an toàn.

"Trước những hình thái thời tiết hết sức nguy hiểm trong thời gian tới, các tỉnh, thành phố và các lực lượng chức năng cần quản lý tốt hoạt động của tàu du lịch, khách du lịch, tuyên truyền, nhắc nhở thường xuyên đối với các cơ quan quản lý du lịch, khách du lịch về vấn đề an toàn trong thiên tai. Tránh hiện tượng khách du lịch tìm kiếm "trải nghiệm lũ, bão trên đảo" -  Phó Trưởng ban Trần Quang Hoài nhấn mạnh.

Phó Trưởng ban Trần Quang Hoài yêu cầu, trước mắt phải đảm bảo tuyệt đối an toàn cho nhân dân, cần quan tâm đến những vấn đề dân sinh như: gạo, nước, thuốc chữa bệnh phải luôn được đảm bảo. Tuyệt đối không để người dân thiếu lương thực và các nhu yếu phẩm khác trong bão lũ.

Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai có trách nhiệm phối hợp với Tổng cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong công tác chỉ đạo, tham mưu về việc vận hành hồ chứa thuỷ điện, thuỷ lợi, vận hành xả lũ theo quy định đảm bảo an toàn công trình và hạ du.

Bộ Công an phối hợp với các địa phương chỉ đạo việc phân luồng giao thông.

Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai có trách nhiệm phối hợp với Văn phòng Ủy ban quốc gia Ứng phó với sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn rà soát các trang thiết bị để đảm bảo cho việc phòng chống thiên tai, phối hợp với cơ quan chức năng cung cấp tin nhắn về phòng, chống thiên tai đến các cá nhân, đơn vị liên quan, có văn bản gửi Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao trong việc phối hợp để tàu thuyền tránh trú tại các nước.

Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia Hoàng Phúc Lâm cho biết, sáng 11/10, bão số 6 đã đi vào đất liền ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, sau đó tiếp tục suy yếu và tan dần.

Chiều 11/10, một áp thấp nhiệt đới được hình thành trên vùng biển phía Đông Bắc Biển Đông, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với sức gió mạnh cấp 7, giật cấp 9 với tốc độ di chuyển khoảng 15-20 km/giờ.

Khu vực Vịnh Bắc Bộ, vùng biển ngoài khơi từ Quảng Trị đến Đà Nẵng và khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa), có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7-8, sóng cao 2-4 m, biển động. 

Riêng vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 7, sau tăng lên cấp 8, giật cấp 10; sóng cao 3,5-5,5 m, biển động mạnh.

Vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió Tây Nam mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 8, sóng biển cao từ 2,5-3,5 m, biển động. Vùng biển Cửa Việt (Quảng Trị) có gió Đông Bắc cấp 4-5. Sóng biển cao từ 2-3 m.

Mưa lớn ở các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế từ 200-400 mm, có nơi trên 400 mm; Quảng Bình, thành phố Đà Nẵng: 100-200 mm; Hà Tĩnh, Quảng Nam, Quảng Ngãi: 80-150 mm (thời gian mưa lớn tập trung trong ngày và đêm 12/10).

Phó Giám  đốc Hoàng Phúc Lâm lưu ý, hiện nay, vùng biển phía Nam của Philippines có một vùng áp thấp. Vùng áp thấp này có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới và khoảng ngày 15/10 đi vào khu vực Biển Đông.

Theo Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, tính đến 22 giờ ngày 11/10 đã có 18 người chết (15 người do bị lũ cuốn; 3 thuyền viên bị nạn trên biển), 14 người mất tích (10 người do lũ cuốn, 4 thuyền viên bị nạn trên biển); 382 nhà bị sập đổ, hư hỏng, 109.034 nhà bị ngập; 108 điểm quốc lộ, 8.656m đường giao thông địa phương bị sạt lở, hư hỏng; 11 điểm ngập. Ngành Giao thông đã lập rào chắn, trực điều tiết giao thông và tổ chức khắc phục các sự cố. Hiện tình trạng ngập lụt, sạt lở còn gây ách tắc ở một số vị trí trên các tuyến giao thông chính như: Quốc lộ 1A, 49A, 49B (Thừa Thiên - Huế); đường Hồ Chí Minh nhánh Tây, Quốc lộ 9 (Quảng Trị); Quốc lộ 15 (Quảng Bình). 17 tàu với 106 người bị nạn, trong đó 11 tàu bị chìm, 6 tàu bị sự cố (đã cứu hộ an toàn được 99 người, 3 người bị chết, 4 người mất tích).

Theo dõi chặt chẽ diễn biến của áp thấp nhiệt đới để chủ động ứng phó
Sơ đồ đường đi của áp thấp nhiệt đới qua hệ thống cảnh báo thiên tai Việt Nam. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN

Các tuyến đê biển, đê cửa sông từ Quảng Ninh đến Phú Yên có 85 vị trí đê điều xung yếu (71 đoạn đê, kè với tổng chiều dài 154,5km; 14 cống qua đê) và 37 công trình đang thi công dở dang cần sẵn sàng phương án ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão.

Các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế đã có , tờ trình đề xuất về nhu cầu hỗ trợ khẩn cấp hàng dự trữ quốc gia, gồm 4.000 tấn gạo (Thừa Thiên - Huế 1.000; Quảng Bình: 3.000); 10.000 thùng mỳ tôm, 2 tấn lương khô (Thừa Thiên - Huế); 110 tấn giống ngô, rau các loại (Quảng Bình); các loại thuốc, hóa chất khử trùng và trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn.

Theo baotintuc.vn

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

4.7 11 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.45095 sec| 658.203 kb