Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Thực hư thông tin 1 tỉ đồng/suất nâng điểm ở Sơn La?

Thực hư thông tin 1 tỉ đồng/suất nâng điểm ở Sơn La?
Ông Trần Quốc Tuấn - Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Sơn La – cho biết, hiện chưa đủ căn cứ để khởi tố tội danh đưa-nhận hối lộ trong vụ gian lận điểm thi ở Sơn La. Thông tin giá nâng điểm 1 tỉ đồng cho một thí sinh là không chính xác.

điều tra vụ gian lận điểm thi kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 tại Sơn La vừa được công bố ngay lập tức gây sốc dư luận.

8 , hầu hết là trong ngành giáo dục Sơn La đã khai nhận hành vi sửa điểm bài thi trắc nghiệm cho 44 thí sinh và sửa điểm bài thi tự luận (môn ngữ văn) cho một số thí sinh khác.

Thực hư thông tin 1 tỉ đồng/suất nâng điểm ở Sơn La?
Các cán bộ của Sở GDĐT Sơn La đã thực hiện sửa bài, nâng điểm thi khi được sự nhờ vả, "đặt hàng".

Từ lâu, dư luận ở Sơn La đã râm ran về đường dây tiền tỉ chạy vào các trường công an, quân đội, mà chỉ những người có vị thế, hoặc có tiền và mối quan hệ mới có thể “lo” được cho con em mình.

Có điều, khi vụ việc gian lận điểm thi ở Sơn La bị phanh phui, những phụ huynh có con nằm trong danh sách nâng điểm đều “chối bay, chối biến” việc nhờ vả, chạy điểm cho con. Vì vậy, thông tin tiền tỉ chạy điểm thi THPT quốc gia vẫn chỉ là lời đồn.

Tuy nhiên, vào sáng 25/5, báo chí đăng tải thông tin về "chi phí" để các đối tượng trong đường dây chạy điểm ở Sơn La thực hiện hành vi rút bài sửa, nâng điểm có giá trên dưới 1 tỉ đồng/ trường hợp.

Cũng theo kết quả điều tra, bị can Trần Xuân Yến - Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Sơn La: Ngày 28.6.2018, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Sơn La Hoàng Tiến Đức đã gọi ông Yến đến phòng làm việc đưa cho hai tờ giấy ghi thông tin cá nhân của 8 thí sinh nhờ nâng điểm kèm theo "đặt hàng".

Có vẻ, kết quả điều tra, dù mới chỉ là giai đoạn 1 của vụ án đang trả lời cho dư luận câu hỏi logic của vụ chạy điểm này. Rằng rõ ràng có dấu hiệu của hành vi đưa nhận hối lộ. Kết quả điều tra cũng giúp người dân, đặc biệt là các thí sinh đã trượt oan- nhận chân về những lời kêu oan kiểu “không biết gì”, “không có tác động gì” (đến việc sửa điểm), thậm chí oan kiểu có kẻ “gắp điểm bỏ tay người”.

Nhưng bản danh sách các thí sinh được “đặt hàng” nâng điểm, và số tiền bình quân 1 tỉ đồng mỗi trường hợp chạy điểm đang đặt ra một vấn đề khác: Những người “đặt hàng” là ai? Và việc chi cả tỉ đồng để “đặt hàng”, sửa điểm đã cấu thành tội đưa hối lộ?

Vụ việc ở Sơn La cũng cho thấy không loại trừ khả năng những vụ "nâng điểm" ở các địa phương khác cũng đều là "mua điểm".

Hiện thông tin trên đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Vì nếu các đối tượng khai chi phí để nâng điểm thi lên đến  1 tỉ đồng/suất, thì không chỉ bị khởi tố về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo Điều 356 Bộ luật Hình sự năm 2015, mà phải thêm tội đưa-nhận hối lộ. 

Liên quan về vấn đề này, ông Trần Quốc Tuấn-Phó Viện trưởng Viện KSND tỉnh Sơn La - xác nhận, Công an Sơn La đã chuyển hồ sơ sang Viện KSND tỉnh Sơn La để đề nghị truy tố 8 bị can về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Tuy nhiên hiện chưa thể buộc tội các đối tượng về tội đưa-nhận hối lộ vì chưa đủ căn cứ.

Ông Tuấn cũng khẳng định thông tin chi phí 1 tỉ đồng/trường hợp nâng điểm là không đúng. Cũng chưa đủ căn cứ để xác định ông Hoàng Tiến Đức - Giám đốc Sở GD-ĐT Sơn La có liên quan đến vụ án hay không.

Về hướng xử lý trong thời gian tới, ông Tuấn cho biết, Viện KSND tỉnh Sơn La đang cố gắng trong tháng sẽ chuyển hồ sơ sang tòa án, để đưa vụ việc ra xét xử.

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

3.5 5 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.66560 sec| 642.047 kb