Theo Thông báo mang số 06/ĐBI-TTKQ&HC, cụ thể đối với loại tiền giả polymer mệnh giá 500.000 VNĐ (Việt Nam đồng) thì tiền giả sẽ có đặc điểm vần seri là FQ,JM, LV, còn tiền thật vần seri sẽ chỉ có FG, WY.
Có một loại tiền giả polymer mệnh giá 500.000đ khác nữa là nhưng vần seri là GZ, HE, IM, MN, PL, PM, PV, QF, QS, TK, YU; với đặc điểm tiền giả in trên giấy thường và phủ lớp nilon mỏng trên hai mặt tờ tiền, hình ảnh, hoa văn không sắc nét; hình định vị không khớp khít khi soi trước nguồn sáng.
Tiền giả rất dễ nhận biết khi sờ chất liệu nilon có cảm giác dễ bai giãn, không có độ đàn hồi đặc trưng như tiền thật. Hình ảnh, hoa văn không sắc nét, mực in dễ bong tróc. Nếu là tiền giả thì cụm số mệnh giá dập nổi sẽ làm bằng phương pháp in nên nhìn không rõ và không giống tiền thật, hình định vị không khớp khít khi soi trước nguồn sáng.
Về yếu tố đổi màu (OVI) không có hiệu ứng đổi màu như tiền thật, các cửa sổ được làm giả bằng cách khoét thủng nên giấy theo hình cửa sổ, nền cửa sổ 02 lớp nilon phủ trên hai mặt; cụm số dập nổi trong cửa sổ lớn được in giả bằng mực trong suốt, khó nhìn thấy, mảng ký tự siêu nhỏ là những giải mực nhòe; khi soi dưới đèn cực tím số seri dọc và ngang không phát quang giống như tiền thật.
Đối với tiền giả polymer mệnh giá 50.000 VNĐ vần seri VU, có đặc điểm làm giả là có vần seri GF, KZ; tiền giả in trên giấy thường, phủ lớp nilon mỏng trên hai mặt tờ tiền, hình ảnh, hoa văn không sắc nét.
Loại tiền giả 50.000 VNĐ có in giả dây bảo hiểm nhưng mờ nhạt, hình định vị không khớp khít khi soi trước nguồn sáng. Các cửa sổ được làm giả bằng cách khoét thủng nền giấy theo hình cửa sổ, nền cửa sổ là 2 lớp nilon phủ trên hai mặt. Mảng ký tự siêu nhỏ là những giải mực nhòe, khi soi dưới đèn cực tím nền giấy phát quang nhưng số seri dọc và ngang không phát quang.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam muốn khuyến cáo đến người dân có thể tự nhận biết và tránh bị "mắc lừa" bởi những kẻ gian lận tiền giả và lưu hành trên thị trường.