Trái phiếu: Kênh đầu tư sinh lời hiệu quả
Từng dành một thời gian dài tập trung đầu tư vào hình thức cổ phiếu, anh Đinh Hạnh (48 tuổi, đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội) chia sẻ, sau nhiều biến động mạnh về thị trường, cuối năm 2018 anh chính thức chuyển hướng sang đầu tư trái phiếu doanh nghiệp.
Khi được hỏi lý do vì sao lại chuyển sang hình thức đầu tư này, anh Hạnh cho biết “Đầu tư cổ phiếu thì phải nhạy bén và sát sao với từng biến động của thị trường. Đó là chưa kể đến việc khi mã cổ phiếu giao dịch kém thì tính thanh khoản gần như không có. Do đó, so với một số hình thức đầu tư khác như mua vàng hay gửi tiết kiệm thì đầu tư trái phiếu cho khả năng sinh lời cao hơn, đồng thời mang lại cảm giác an toàn hơn vì là kênh đầu tư phù hợp với những người không muốn mạo hiểm với dòng tiền và không còn nhạy bén với thị trường đầu tư như tôi”.
Theo chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Bùi Quang Tín (Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh), đối với người có nguồn tiền nhàn rỗi, lãi suất là ưu tiên hàng đầu. Do đó, trái phiếu doanh nghiệp đang là kênh đầu tư hấp dẫn vì lãi suất cao hơn hẳn lãi suất gửi tiết kiệm.
Hiện nay, mức lãi suất của ngân hàng đang ở mức 4-8%/năm tùy vào kỳ hạn gửi, thì lãi suất đối với trái phiếu thường xuyên ở mức 8-10%/năm, thậm chí cao hơn nếu trái phiếu có kỳ hạn dài, lên tới 13%/năm. Loại hình trái phiếu cũng đa dạng, từ trái phiếu kỳ hạn ngắn đến những trái phiếu có kỳ hạn dài hơn, khoảng 5-10 năm.
Đó cũng là lý do vì sao trong vòng một năm trở lại đây, sức cầu của nhà đầu tư cá nhân đối với sản phẩm trái phiếu doanh nghiệp có sự tăng trưởng tích cực.
Lý giải nguyên nhân ngày càng nhiều nhà đầu tư cá nhân rót tiền mạnh hơn vào trái phiếu doanh nghiệp, ông Nguyễn Đức Quân - Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư IDJ Việt Nam cho rằng, đó là bởi trái phiếu doanh nghiệp hầu như không bị ảnh hưởng bởi biến động thị trường giống như đầu tư cổ phiếu, nhờ đó mà tính bảo toàn vốn cao. “Các nhà đầu tư hiện nay rất thông minh khi biết cách đa dạng hóa nguồn tiền của mình, tức là áp dụng nguyên tắc cơ bản “chia trứng vào nhiều giỏ”, ví dụ như trước đây có cổ phiếu, gửi tiết kiệm hay bất động sản thì bây giờ họ có thêm lựa chọn để đầu tư chính là trái phiếu doanh nghiệp”.
Triển vọng tạo nên xu hướng đầu tư
Theo thống kê công bố từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và từ các doanh nghiệp, năm 2019, có 211 doanh nghiệp thực hiện chào bán tổng cộng 300,588 tỷ đồng trái phiếu, chia làm 807 đợt phát hành trong đó có 12 đợt phát hành không thành công. Tổng số trái phiếu phát hành cả năm là 280,141 tỷ đồng, tương đương 93.2% giá trị chào bán và tăng 25% so với năm 2018. Lượng phát hành lớn trong năm đã khiến quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp tăng mạnh từ 9.01% GDP (2018) lên khoảng 11.3% GDP (2019).
Các đợt phát hành trái phiếu ra công chúng không khác gì phát hành cổ phiếu sẽ tạo thuận lợi cho nhà đầu tư cá nhân dễ dàng tiếp cận sản phẩm trái phiếu. Điều này sẽ giúp bên mua và bên bán dễ gặp nhau hơn, qua đó kỳ vọng trong tương lai gần, thị trường trái phiếu sẽ trở nên sôi động và chuyên nghiệp hơn.
Hiện nay, đa phần các doanh nghiệp bất động sản đã tham gia vào cuộc đua phát hành trái phiếu và gây chú ý với mặt bằng lãi suất ở mức rất cao. Đơn cử như lãi suất trái phiếu Ibond dao động đến 13%/năm cho gói 36 tháng của Công ty CP Đầu tư IDJ Việt Nam.
Gói trái phiếu Ibond của đơn vị này được chia nhiều kỳ hạn để khách hàng có nhu cầu đáo hạn trước vẫn nhận được lãi suất cao, ví dụ: 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng,…khách hàng cần bán tại thời điểm nào sẽ nhận lãi suất tại thời điểm đó.
Nói cách khác, với trái phiếu Ibond, nhà đầu tư được bán trái phiếu trước kỳ hạn, bất kể thời điểm nào nhà đầu tư thấy có điều gì bất thường hoặc không yên tâm thì nhà đầu tư có thể chủ động bán lại trái phiếu, đáo hạn trước kỳ hạn. Vì vậy, với trái phiếu doanh nghiệp, nhà đầu tư có thể vừa kiểm soát, vừa hạn chế được các rủi ro gặp phải khi đầu tư.