Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Trưa nay, Việt Nam cũng có thể thấy nhật thực cuối cùng của thập kỷ

Trưa nay, Việt Nam cũng có thể thấy nhật thực cuối cùng của thập kỷ
Vào khoảng trưa nay (26-12), hiện tượng mặt trời bị che bởi mặt trăng hay còn gọi lại nhật thực sẽ diễn ra, trong đó ở Việt Nam cũng sẽ theo dõi được hiện tượng thú vị này.

Nhật thực cuối cùng của thế kỷ được các nước phương Tây coi là "món quà Giáng sinh từ vũ trụ'' bởi nó xảy ra chỉ sau đêm Giáng sinh không lâu. Tuy nhiên lần này, khu vực châu Á mới là nơi được ưu ái thưởng thức nhật thực, bởi khi nó xảy ra, châu Á đang là ban ngày, còn ở Mỹ lại là giữa đêm.

Nhật thực là hiện tượng xảy ra khi trái đất - mặt trăng và mặt trời cùng một đường thẳng, trong đó mặt trăng đi vào giữa mặt trời và trái đất, nên đứng ở trái đất sẽ thấy mặt trời bị che khuất. 

Thời gian xảy ra hiện tượng nhật thực hôm nay sẽ bắt đầu từ 10g34 và kéo dài tới 14g00. Trong đó, thời gian nhật thực cực đại diễn ra từ 12g12 đến 12g41, tuỳ từng khu vực. 

Trưa nay, Việt Nam cũng có thể thấy nhật thực cuối cùng của thập kỷ
Ở Việt Nam cũng có thể thấy được hiện tượng nhật thực.

Việt Nam chỉ quan sát được nhật thực một phần, trong đó mặt trời bị mặt trăng che khuất lúc cực đại ở TP.HCM là khoảng 70%, Hà Nội khoảng 40%. Địa điểm quan sá‎t nhật thực một phần cực đại tại Việ‎t Nam nằm tại đảo Hòn Khoai (tỉnh Cà Mau). 

Bản chất của nhật thực lần này là nhật thực hình khuyên do vị trí mặt trăng ở xa nhất so với trái đất, nên không thể che hoàn toàn mặt trời, nên từ trái đất, vẫn thấy vành sáng bên ngoài. 

Lần nhật thực hình khuyên này sẽ bắt đầu từ Ả rập Xê út. Một số nước như Saudi Arabia, Qatar, United Arab Emirates, Oman, India, Sri Lanka, Malaysia, Indonesia, Singapore và Guam sẽ quan sát được nhật thực hình khuyên. Địa điểm quan sát lý tưởng nhất của nhật thực năm nay là ở Singapore.

Theo khuyến cao của các chuyên gia thì không được nhìn mắt trần vào mặt trời hay sử dụng các loại kính râm, kính chống nắng thông thường. Kính râm có thể giảm lượng ánh sáng nhìn thấy, nhưng không thể cản được tia cực tím cường độ cao.

Ngoài ra, tuyệt đối không được nhìn mặt trời qua các thiết bị quan sát như ống nhòm hoặc kính thiên văn nếu chưa gắn kính lọc vì ánh sáng mặt trời hội tụ có thể đốt cháy võng mạc.

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

3.5 15 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.45802 sec| 634.125 kb