Mới đây, dư luận đang quan tâm về vụ án Hứa Thị Phấn và đồng phạm; ngoài 28 bị cáo, 1 nguyên đơn dân sự và các bên khác thì còn 75 người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Tổng công ty cổ phần xây dựng Điện Việt Nam (344 Phan Châu Trinh, phường Bình Thuận, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng) được xác định là 1 trong 75 người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến vụ án.
Sau khi kết thúc 2 phiên tòa xét xử tại cấp sơ thẩm – TAND thành phố Hồ Chí Minh và cấp phúc thẩm – TAND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh; Bản án tuyên cáo 3 bị cáo đầu vụ là: Hứa Thị Phấn, Bùi Thị Kim Loan, Ngô Kim Huệ phạm tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Đồng thời bản án còn xác định trách nhiệm dân sự của các bị cáo và việc xử lý vật chứng vụ án.
Sẽ không có gì đáng nói nếu phần tuyên án về xử lý vật chứng liên quan; Tòa án không yêu cầu Công ty cổ phần Xây dựng Điện Việt Nam (VNECO) phải hoàn trả số tiền 200 tỷ đồng cho ngân hàng TM TNHH MTV Xây dựng Việt Nam – viết tắt là CB (trước là ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín) trong một giao dịch hợp tác đầu tư với bị cáo Ngô Kim Huệ đã thanh lý cách đây 8 năm.
Cụ thể, ngày 12/10/2007, VNECO và bà Ngô Kim Huệ ký kết Hợp đồng Hợp tác đầu tư về xây dựng công trình phức hợp cao tầng trên khu đất 80.352m2 tại thị trấn Tân Tức, huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, đến ngày 25/6/2010 hai bên đã lập biên bản làm việc thống nhất chấm dứt hợp đồng hợp tác và nghĩa vụ tài chính do bà Huệ vi phạm hợp đồng. Hợp đồng thanh lý ngày 30/6/2010 và các nghĩa vụ tài chính bà Huệ đã trả (400 triệu đồng) cho VNECO hoàn hành vào ngày 17/3/2011thông qua các giao dịch ngân hàng.
Đến nay, Tòa án lại xác định số tiền bị cáo Huệ chuyển cho VNECO để hoàn tất thủ tục thanh lý hợp đồng là vật chứng vụ án (do các bị cáo Hứa Thị Phấn hạch toán thu khống để sử dụng của ngân hàng TM TNHH MTV Xây dựng Việt Nam) và phải bị thu hồi.
VENCO cho rằng VENCO là người thứ ba ngay tình
Để chứng minh ý chí của mình “không biết được hành vi chiếm hữu là không có căn cứ pháp luật” thì có thể chứng minh đó là “hành vi chiếm hữu đối với loại tài sản không đăng ký quyền sở hữu – đó là trường hợp pháp luật không bắt buộc phải biết hành vi chiếm hữu của một người là hợp pháp hay không”. Do vậy không biết được người chuyển giao quyền chiếm hữu cho mình có phải là chủ sở hữu đích thực của tài sản hay không khi họ đang thực tế nắm giữ tài sản và khẳng định tư cách của sở hữu của họ.
Mặt khác, Tiền là một loại tài sản, và là động sản được quy định tại Điều 163, Khoản 2 Điều 174 Bộ luật dân sự 2005. Thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với tài sản được quy định tại Khoản 2 Điều 168 Bộ luật dân sự 2005, theo đó “Việc chuyển quyền sở hữu đối với động sản có hiệu lực kể từ thời điểm động sản được chuyển giao, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.
Như vậy, việc chuyển giao quyền sở hữu đối với tiền có hiệu lực kể từ thời điểm tiền được chuyển giao, có nghĩa thời điểm xác lập quyền sở hữu 400 tỷ đồng của VNECO trong giao dịch dân sự với bà Ngô Kim Huệ là kể từ thời điểm bà Ngô Kim Huệ chuyển tiền cho VNECO bằng một giao dịch chuyển tiền hợp pháp, tự nguyện, dựa trên sự thỏa thuận, thống nhất từ trước của hai bên. Và giao dịch đó được thực hiện một cách công khai, minh bạch, tài sản được chuyển giao đúng giá trị.
Đối với quan hệ pháp luật giữa bà Ngô Kim Huệ và ngân hàng CB, VNECO không thể biết được và cũng không biết được nguồn tiền bà Huệ chuyển trả cho VNECO lấy từ đâu. Như vậy trong giao dịch giữa bị cáo Ngô Kim Huệ và Ngân hàng CB thì VNECO được xác định là người thứ ba ngay tình.
Khi VNECO tiếp nhận tiền từ bà Huệ thông qua một giao dịch dân sự có hiệu lực thì pháp luật sẽ bảo vệ quyền và lợi ích của người thứ ba tham gia giao dịch một cách ngay tình là VNECO cho dù giao dịch giữa bà Huệ và ngân hàng CB là vô hiệu.
Ý kiến của Luật sư
Nhận định về sự việc nêu trên, Luật sư Trần Đình Thắng – công ty Luật KoCi – Đoàn luật sư Nà Nội cho biết: “Theo khoản 1, Điều 133 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định "Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng đối tượng của giao dịch là tài sản không phải đăng ký đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch được xác lập, thực hiện với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại Điều 167 của bộ luật này". Trong trường hợp này hợp đồng giữa Công ty CP Xây dựng Điện Việt Nam ký với bà Huệ là hợp đồng hợp pháp trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện của các bên. Đối tượng thanh toán ở đây là tiền Việt Nam được xác định là động sản không phải đăng ký và lại không đặt ra điều kiện giao dịch như ngoại tệ nên sự chuyển giao thanh toán này hoàn toàn hợp pháp.”
“Đối chiếu với quy định tài Điều 167 Bộ luật dân sự thì chủ sở hữu chỉ được quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình có được thông qua hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu chỉ có quyền đòi lại tài sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu. Trong trường hợp này khoản tiền mà bà Huệ chuyển cho VNECO không phải là lấy cắp hoặc chiếm hữu ngoài ý muốn của chủ sở hữu nên việc đòi lại khoản tiền này từ VNECO là không có căn cứ.” Luật sư Thắng cho biết thêm.
Bất bình trước kết quả của bản án liên quan đến quyền lợi ích của công ty; VNECO gửi đơn kháng cáo, cầu cứu tới cơ quan chức năng có thẩm quyền về sự vô lý trong việc xử lý vật chứng của Tòa án 2 cấp. Tin tưởng vào sự công bằng của pháp luật, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người thứ ba ngay tình.
PhapluatNet sẽ tiếp tục thông tin.
Cao Cao