Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Vụ ký tên vào tranh: Nghệ sĩ vui nhộn và trọc phú mua tranh

Vụ ký tên vào tranh: Nghệ sĩ vui nhộn và trọc phú mua tranh
Nghệ sĩ nổi tiếng Đàm Vĩnh Hưng, Lệ Quyên, Vũ Hà được người mua tranh “mời” ký tên vào tác phẩm nghệ thuật của họa sĩ Hứa Thanh Bình. Ngôi sao thiếu hiểu biết ứng xử vô lối trong văn hóa, còn “đại gia” chi tiền không phải để thưởng thức nghệ thuật…

Việc ký tên lên tranh của 3 khiến giới họa sĩ nổi trận lôi đình. Điều này cũng dễ hiểu, bởi người làm nghệ thuật, yêu cái đẹp ai cũng hiểu rằng nếu có hiểu biết tối thiểu về hội họa không ai làm như vậy. Hóa ra 3 “ngôi sao lớn” của làng âm nhạc Việt lại chẳng biết tí gì về nguyên tắc tối thiểu ấy. Thật đáng buồn, nhưng mà… không biết thì không có lỗi!?

Bức tranh được đấu giá để lấy kinh phí làm việc thiện tâm, giúp đỡ cho Lê Bình và Mai Phương đang mắc bệnh hiểm nghèo. Đây là việc làm đáng trân quý, nó khắc ghi tình nghệ sĩ. kia đã bỏ tiền mua tranh vì yêu quý những ngôi sao. Vì lẽ đó, ông mới nhờ những ngôi sao ký tên vào tranh. Ba ngôi sao cũng hồn nhiên và hết sức “vui nhộn” chẳng mảy may suy nghĩ, vô tư cầm bút ký tên mình to tổ chảng lên tác phẩm nghệ thuật của một họa sĩ.

Chắc chắn họ cũng không nghĩ ra được, dư luận sẽ phản ứng gay gắt đến thế. Và thực tế, hai nam đã nói lời xin lỗi. Thôi thì, trách cứ như vậy để người có lỗi biết hối cải cũng là điều tốt. Có điều, đừng vì mượn gió bẻ măng mà vùi dập những người ký tranh đến tận cùng của sự căm ghét. Cái lỗi của họ cũng chỉ là vô tư và quá “vui nhộn” mà thôi!

Điều đáng trách có lẽ phải kể đến đại gia mua tranh kia. Đến giờ chưa thấy anh ta lên tiếng, một câu xin lỗi cũng không thấy. Có lẽ, anh ta nghĩ rằng mình mua một bức tranh cũng giống như cái ô tô. Mua rồi thì toàn quyền sử dụng, yêu thì nâng niu, thích vẽ gì, viết gì lên đó cũng được.

Vụ ký tên vào tranh: Nghệ sĩ vui nhộn và trọc phú mua tranh
Hình ảnh Đàm Vĩnh Hưng và Lệ Quyên ký lên bức tranh khiến họ hứng chịu chỉ trích từ giới hội họa.

Thực tế, tác giả chuyển nhượng quyền sở hữu bức tranh (là một loại tài sản) và chuyển nhượng quyền tài sản đối với bức tranh này; chứ không phải chuyển nhượng quyền nhân thân, trong đó có quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm. Quyền nhân thân là quyền đi liền, gắn chặt với tác giả, không thể chuyển nhượng và chỉ chấm dứt tại thời điểm tác giả qua đời hoặc 50 năm sau khi tác giả qua đời (đối với một vài trường hợp).

Người mua tranh không phải là người am hiểu về hội họa, mua tranh để thưởng thức nghệ thuật. Tôi đồ rằng, với một số người, dù bức tranh có được treo ngược, có lẽ anh ta cũng không hay biết. Đúng là kiểu trọc phú vung tiền mua tác phẩm nghệ thuật chỉ để thể hiện… ta đây có tiền. Còn một chút kiến thức về hình khối, màu sắc, bố cục… chắc anh ta mù tịt.

Người am hiểu mua tranh để trưng bày, để tấm tắc bình luận, đồng cảm với tác giả còn anh ta mua tranh đơn giản chỉ để người khác ký tên lên. Và chắc rằng, anh ta muốn treo chữ ký của ba ngôi sao kia hơn là treo bức tranh quý để thưởng lãm.

Ứng xử với nghệ thuật khác với những vật chất đơn thuần. Xin đại gia đừng nghênh ngang tự phụ với suy nghĩ “mất tiền mua mâm thì đâm cho thủng” mà tùy tiện, ứng xử vô lối với nghệ thuật. Hãy học biết về tranh trước khi bỏ tiền mua tranh. Đồng tiền không làm đại gia sang hơn khi bỏ ra mua nghệ thuật bác học, thậm chí nó kéo anh ta xuống, lột bộ mặt trọc phú của kẻ trưởng giả học làm sang.

Minh Khánh

*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả

 

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

3.8 9 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.20716 sec| 634.734 kb