Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Kịch bản chuyển 4,5 tỷ USD qua biên giới của Trương Mỹ Lan và đồng phạm

Kịch bản chuyển 4,5 tỷ USD qua biên giới của Trương Mỹ Lan và đồng phạm
Theo bị cáo Trương Mỹ Lan, những bị cáo giúp sức cho mình đã cố gắng, nổ lực trong khi làm việc nên mong HĐXX xem xét và bị cáo xin được nhận hết tội cho anh em.

Lập hợp đồng khống để hợp thức việc vận chuyển tiền qua biên giới

Sáng 26/9, phiên tòa xét xử vụ án Trương Mỹ Lan và 33 đồng phạm (giai đoạn 2) xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (Tập đoàn Vạn Thịnh Phát), Ngân hàng TP Sài Gòn (SCB) và các đơn vị liên quan, tiếp tục phần xét hỏi liên quan hành vi vận chuyển tiền qua biên giới.

Kịch bản chuyển 4,5 tỷ USD qua biên giới của Trương Mỹ Lan và đồng phạm
Trương Mỹ lan và các đồng phạm tại tòa.

Về tội danh Vận chuyển tiền tệ qua biên giới, cáo trạng truy tố 9 , đều là những cán bộ chủ chốt thuộc SCB và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Cũng giống như hành vi lừa đảo và rửa tiền, bị cáo Trương Mỹ Lan (cựu Chủ tịch tập đoàn Vạn Thịnh Phát) cũng bị truy tố với vai trò chủ mưu.

Theo đó, khi cần chuyển tiền ra nước ngoài để trả nợ hoặc nhận tiền vay từ nước ngoài chuyển về Việt Nam, Trương Mỹ Lan giao Trịnh Quan Công (Giám đốc Công ty Acumen) phối hợp với Nguyễn Phương Anh, Chiu Bing Keung Kenneth (là , được Trương Mỹ Lan giao quản lý các công ty ở nước ngoài) lập các hợp đồng khống mua bán cổ phần, vốn góp, , vay nợ giữa các công ty tại Việt Nam và công ty, tổ chức ở nước ngoài (đều là các công ty ma thuộc quản lý, điều hành của các cá nhân thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát).

Thông qua các hợp đồng khống này, tiền vay được chuyển từ nước ngoài về Việt Nam và tiền trả nợ được chuyển từ Việt Nam ra nước ngoài qua hệ thống SCB .

Dưới sự chỉ đạo của Trương Mỹ Lan, các đối tượng thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã phối hợp với các nhân viên SCB thực hiện việc chuyển tiền, nhận tiền quốc tế.

Đa số hồ sơ chuyển tiền ra nước ngoài và chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam đều không đủ điều kiện, nhưng các đối tượng có thẩm quyền tại SCB như Võ Tấn Hoàng Văn, Chen Yi Chung, Bùi Anh Dũng, Trương Khánh Hoàng vẫn duyệt cho chuyển tiền trên hệ thống để hoàn tất việc chuyển tiền quốc tế.

Bằng thủ đoạn nêu trên, trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến năm 2022, các công ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã sử dụng 23 công ty để thực hiện việc chuyển tiền ra nước ngoài và nhận tiền từ nước ngoài chuyển về Việt Nam.

Tổng số tiền bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới là 4,5 tỷ USD tương đương 106.700 tỷ đồng (trong đó chuyển đi 1,5 tỷ USD và nhận tiền từ nước ngoài về 3 tỷ USD).

Thừa nhận hành vi giúp sức cho Trương Mỹ Lan vận chuyển tiền tệ qua biên giới, bị cáo Nguyễn Phương Anh (Phó Tổng giám đốc Công ty SPG) thừa nhận, trực tiếp quản lý 3 Công ty, gồm Blue Pearl, Sài Gòn Penninsula và Easter View để chuyển tiền ra nước ngoài.

Bị cáo Phương Anh cũng khai việc chuyển tiền ra nước ngoài, hoặc chuyển tiền nước ngoài về Việt Nam đều thực hiện theo sự chỉ đạo của Trương Mỹ Lan. Để thực hiện, Nguyễn Phương Anh phối hợp với Nguyễn Phương Hồng, Trương Khánh Hoàng, Trần Thị lập các hợp đồng khống cho 3 nói trên để nhận về 35 triệu USD (tương đương 802,2 tỷ đồng) và chuyển tiền đi nước ngoài với tổng số tiền hơn 56 triệu USD (tương đương gần 1.336 tỷ đồng).

Bị cáo Phương Anh thừa nhận, toàn bộ các giao dịch chuyển tiền, nhận tiền không phát sinh các giao dịch thực tế với công ty nước ngoài, tất cả chỉ là hợp đồng khống.

Các bị cáo khác như Tô Thị Anh Đào (cựu Phó tổng giám đốc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát); Bùi Anh Dũng (cựu thành viên HĐQT, Phó tổng giám đốc SCB); Trương Khánh Hoàng (quyền Tổng giám đốc SCB)…cũng thừa nhận việc lập các hồ sơ, hợp đồng khống nhằm hợp thức hóa cho việc vận chuyển tiền tệ qua biên giới theo sự chỉ đạo của Trương Mỹ Lan.

Trương Mỹ Lan xin nhận hết trách nhiệm thay anh em

Trái lại, bị cáo Trương Mỹ Lan cho rằng, thực chất số tiền hơn 3 tỷ USD từ nước ngoài về Việt nam là tiền của các đối tác, bạn bè cho vay mượn ngắn hạn.

Theo bị cáo Lan, bằng uy tín của mình, bị cáo đã thuyết phục được các đối tác nước ngoài cho vay tiền để thực hiện các dự án ở Việt Nam. Việc cho vay tiền cũng không cần điều kiện hay thủ tục gì phức tạp, vì uy tín của bị cáo nên họ sẵn sàng cho vay.

Tuy nhiên, các khoản vay của đối tác nước ngoài đều ngắn hạn. Đối tác cho vay vì uy tín là may mắn của bị cáo và bị cáo không dám sử dụng tiền vay sai mục đích. "Tại thời điểm đó, bị cáo cũng không nghĩ các hợp đồng vay tiền là hợp đồng khống, hợp đồng giả cách", bị cáo Trương Mỹ Lan khai.

Nói về việc giúp sức của các đồng phạm, bị cáo Trương Mỹ Lan mong HĐXX xem xét cho bị cáo Nguyễn Phương Anh và những anh em tại SCB. Những người nay, theo Trương Mỹ Lan thì họ đã nổ lực, cố gắng xử lý để tiền được chuyển về Việt Nam.

"Họ (các bị cáo bị truy tố tội Vận chuyển tiền tệ qua biên giới – PV) đã phê duyệt các lệnh chuyển, nhận tiền khi không đủ hồ sơ là vì người ta cho mình vay tiền nên mình không dám đòi hỏi thêm giấy tờ. Trong tội danh này, bị cáo xin chịu trách nhiệm, xin nhận hết tội cho anh em", bị cáo Trương Mỹ Lan trình bày.

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

3.5 15 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.24543 sec| 646.469 kb