Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Bé gái 12 tuổi bị mẹ nuôi tạt nước sôi vào người vì làm mất vé số

Bé gái 12 tuổi bị mẹ nuôi tạt nước sôi vào người vì làm mất vé số
Làm mất vé số khi đi bán, bé gái 12 tuổi thường xuyên bị mẹ nuôi đánh đập, thậm chí tạt nước sôi gây bỏng nặng.

Ngày 27/11, Công an TP.Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang đã bắt khẩn cấp nghi phạm Nguyễn Thị Phượng (52 tuổi, ngụ xã Cửa Dương, TP.Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang) để điều tra về hành vi Hành hạ người khác.

Bé gái 12 tuổi bị mẹ nuôi tạt nước sôi vào người vì làm mất vé số
Nguyễn Thị Phượng bị bắt khẩn cấp về hành vi hành hạ người khác. (Ảnh: Công an Hà Tiên)

Được biết, từ đầu tháng 11 đến nay, bà Phượng lưu trú tại phường Bình San, TP.Hà Tiên để bán vé số cùng với 2 cháu P.D.G.H. (12 tuổi) và N.G.B. (7 tuổi).

Theo kết quả điều tra ban đầu, bà Phượng có mối quan hệ chung sống như vợ chồng với một người đàn ông tên Tuấn (52 tuổi) tại TP.Phú Quốc. Bé H. và bé B. là cháu ngoại của ông Tuấn. 

Do mâu thuẫn nên bà Phượng chia tay ông Tuấn rồi dẫn 2 cháu vào TP.Hà Tiên bán vé số kiếm sống. Hàng tháng, ông Tuấn vẫn gửi tiền chu cấp cho 2 bé, các bé gọi bà Phượng bằng "mẹ nuôi".

Tại cơ quan công an, bà Phượng khai nhiều lần đánh đập bé H. vì thường xuyên làm mất vé số khi đi bán. Đỉnh điểm là ngày 21/11, bà Phương tạt nước sôi vào người bé gái khiến vùng vai và tay phải bị bỏng nặng.

Bé gái 12 tuổi bị mẹ nuôi tạt nước sôi vào người vì làm mất vé số
Cánh tay bé gái bị bỏng do mẹ nuôi tạt nước sôi. (Ảnh: Dân trí)

Hình ảnh bé H. bị bỏng được người dân đăng lên mạng gây bức xúc dư luận. Công an phường Bình San vào cuộc điều tra làm rõ và đưa 2 bé vào Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Kiên Giang để chăm sóc.

Hiện công an TP.Hà Tiên đang chờ vết thương của bé H. nhẹ bớt rồi đưa bé đi giám định tỷ lệ thương tật. Còn bé B., địa phương sẽ tạo điều kiện cho bé đi học trở lại.

Căn cứ vào mục đích, động cơ, hậu quả của hành vi bạo hành, và tùy trường hợp người bạo hành có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm .

Căn cứ vào Điều 22 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về cấm bạo lực với trẻ em như sau:

-  Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm:

+ Bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc các hình thức đối xử tồi tệ khác với trẻ em

+ Gây tổn hại về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng mạ, chửi mắng, đe dọa, cách ly ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em

+ Cô lập, xua đuổi hoặc dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em

+ Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn hại về tinh thần

- Biện pháp khắc phục hậu quả:

+ Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em

+ Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe trẻ em đối với hành vi thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn hại về tinh thần

Dựa vào tính chất, mức độ của hành vi bạo hành trẻ em, người thực hiện hành vi bạo hành nếu gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của trẻ em thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một trong các tội được quy định tại Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) như sau:

- Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

- Điều 123. Tội giết người

- Điều 128. Tội vô ý làm chết người

- Điều 140. Tội hạnh hạ người khác

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

4.4 27 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.25457 sec| 646.148 kb