Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Ninh Bình: Cần làm rõ việc thất thoát tiền của Quỹ tín dụng Khánh Hoà

Ninh Bình: Cần làm rõ việc thất thoát tiền của Quỹ tín dụng Khánh Hoà
Lãnh đạo Quỹ tín dụng nhân dân Khánh Hòa (huyện Yên Khánh, Ninh Bình) bị tố cáo về việc lập khống hồ sơ rút tiền sử dụng vào mục đích riêng, hoạt động gây thất thoát tiền, chi-thu tiền sai quy định, thẩm định cho khách hàng vay sai quy trình...

Vừa qua, PhapluatNet nhận được phản ánh của người dân xã Khánh Hòa (huyện Yên Khánh, Ninh Bình) phản ánh về việc đã nhiều năm nay, Ban lãnh đạo Quỹ tín dụng nhân dân Khánh Hòa thực hiện thu-chi và sử dụng nguồn tiền tín dụng sai mục đích, thẩm định cho nhiều cá nhân vay tiền vượt quy định, lãnh đạo tạo lập hồ sơ khống để rút tiền sử dụng vào mục đích riêng...

Theo nội dung tố cáo của người dân về hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân Khánh Hòa thì hàng trăm hộ dân được vay tiền có thời hạn một năm từ tháng 02/2020 và đáo hạn vào năm sau, với mức vay 200 đến 300 triệu đồng, thậm chí có nhiều trường hợp vay 500 triệu đồng mà không thẩm định nhu cầu sử dụng vốn vay rõ ràng.

Ninh Bình: Cần làm rõ việc thất thoát tiền của Quỹ tín dụng Khánh Hoà
Một phần danh sách các hộ nhận tiền vay tại Quỹ tín dụng nhân dân Khánh Hòa.

Một nhân viên cũ của Quỹ tín dụng (xin được giấu tên) cho biết: “Năm 2011, khi tôi mới bước chân vào làm việc tại Quỹ tín dụng nhân dân Khánh Hòa đã phát hiện số lượng lớn tiền trong quỹ bị thất thoát, khoảng hơn 7 tỷ. Năm 2016, Quỹ tín dụng nhân dân Khánh Hòa tiếp tục xảy ra vụ mất trộm hơn 1,4 tỷ đồng và đến nay chưa có kết luận cụ thể”.

Do là người phụ trách thu-chi tiền tại quỹ tín dụng nhân dân Khánh Hòa nên nhân viên này biết rất rõ quy trình hoạt động tại đây, nhân viên này cũng  thẳng thắn: “Quá trình thu-chi bên chị làm theo chỉ đạo của ngân hàng là sau khi kế toán làm lệnh xong phải đem vào trình Giám đốc kiểm soát, ký xong rồi mới chuyển cho thủ quỹ chi, tất cả các lệnh thu-chi đều như thế. Tuy nhiên, kế toán lúc đó chỉ cần ngồi ở bên máy in chứng từ rồi chuyển sang cho chị, bắt chị phải thực hiện chi tiền, nếu chị không thực hiện mệnh lệnh đấy thì lập tức Giám đốc và Chủ tịch mắng chị mà không cần biết đúng sai. Khi chị hỏi thì Giám đốc chỉ nói kế toán chuyển vào rồi, có dấu hay không mặc kệ, nếu sợ không dám làm thì nghỉ việc đi, đỡ khi làm thì phải đối đầu thế này thế kia, nếu làm thì phải linh hoạt. Đại loại, giám đốc tìm đủ mọi cái để chị chi tiền dù bất hợp pháp”.

“Chị thấy, quá trình chi tiền như vậy là không đúng nên rất nhiều lần phản ánh với kiểm soát trưởng Quỹ tín dụng nhân dân Khánh Hòa, thế nhưng, kiểm soát trưởng nói ý với chị, vấn đề này lãnh đạo chỉ đạo như thế thì cứ vậy mà làm thôi, còn có như thế nào thì chú ấy cũng không biết, không phải là chị không nói mà chị phản ánh rất nhiều lần chứ không phải chị không phản ánh” – nhân viên này khẳng định.

“Khi chị kiến nghị lên chị Khánh, giám đốc quỹ và chị Hường, Chủ tịch Hội đồng quản trị thì đều nhận được phản hồi là tất cả cứ thực thi theo mệnh lệnh kế toán chuyển sang thế nào thì thủ quỹ cứ làm theo thôi”.

Thất thoát tiền là có thật

Để có thông tin khách quan, đa chiều về việc Quỹ tín dụng nhân dân Khánh Hòa hoạt động gây thất thoát tiền có đúng không? Việc thẩm định cho khách hàng vay có sai quy trình không? Mới đây, chúng tôi đã có cuộc trao đổi nhanh cùng bà Nguyễn Thị Khánh, giám đốc Qũy tín dụng nhân dân Khánh Hòa.

Bà Khánh cho biết: “Thật sự chị rất bận, nội dung các em đề cập làm việc về Quỹ tín dụng nhân dân Khánh Hòa gây thất thoát gần 8 tỷ và mất hơn 1 tỷ chị sẽ không trả lời được ngay. Chị không tiếp nhận thông tin của các em, muốn chị trả lời thì phải có ý kiến của anh Khôi - Giám đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam, Chi nhánh Ninh Bình chấp thuận thì chị sẽ tiếp đoàn, lúc đấy chị sẽ cung cấp tất cả hồ sơ liên quan đến vụ việc”.

Vụ việc gây thất thoát gần 8 tỷ đã cách đây gần 10 năm, lúc đó, chị chỉ làm nhân viên. Hiện nay, chị lên tiếp quản và chỉ để mất trộm có hơn 1,3 tỷ vào năm 2016 thôi, số tiền đó chưa tìm lại được. Số tiền thất thoát gần 8 tỷ cũng được chị gồng gánh trả nợ bằng cách lấy tiền lương của của cán bộ nhân viên hàng năm để trả dần. Ví dụ như một năm nhân viên được nhận lương 100 triệu đồng thì chị sẽ khấu trừ 50 triệu để  lấy nguồn kinh phí bù vào số tiền gây thất thoát cũ”.

PhapluatNet sẽ tiếp tục thông tin!

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

4.4 17 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.37238 sec| 646.328 kb