Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Ông Trịnh Văn Quyết nộp khắc phục gần 200 tỷ đồng

Ông Trịnh Văn Quyết nộp khắc phục gần 200 tỷ đồng
Cáo trạng của VKS đánh giá các bị can trong vụ án Trịnh Văn Quyết được hưởng nhiều tình tiết giảm nhẹ và không có tình tiết tăng nặng nào theo Điều 52.

Mới đây, VKSND Tối cao đã ban hành cáo trạng Truy tố ra trước Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội để xét xử các liên quan đến vụ án Thao túng thị trường chứng khoán, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Tập đoàn FLC. 

Cáo trạng xác định, tháng 8 năm 2012, Trịnh Văn Quyết (Chủ tịch FLC)có chủ trương và chỉ đạo Doãn Văn Phương, Tổng Giám đốc; Lê Đình Vinh, Phó Chủ tịch HĐQT, Trần Thế Anh, Ban pháp chế của Tập đoàn FLC và Trần Xuân Huy, Tổng Giám đốc Công ty FLC Travel mua lại Công ty Green Belt có vốn điều lệ đăng ký là 1,5 tỷ đồng (sau đổi tên thành Công ty Vĩnh Hà, rồi tiếp tục đổi tên thành Công ty FAROS). 

Trong đó, Doãn Văn Phương, Lê Đình Vinh, Trần Xuân Huy giúp Trịnh Văn Quyết đứng tên là cổ đông; Trần Thế Anh giúp Quyết làm các thủ tục nhận chuyển nhượng công ty trên cơ sở Trịnh Văn Quyết đã thống nhất về giá chuyển nhượng, nguồn tiền mua Công ty Green Belt là của Tập đoàn FLC.

Ông Trịnh Văn Quyết nộp khắc phục gần 200 tỷ đồng
Ông Trịnh Văn Quyết và đồng phạm được đánh giá, xem xét nhiều tình tiết giảm nhẹ trong vụ án.

Để tạo nguồn tiền trong quá trình hoạt động, trong khi Công ty Faros không có nguồn vốn và tài sản để bảo đảm, Trịnh Văn Quyết chỉ đạo các thành viên trong Tập đoàn thực hiện các thủ tục nâng khống vốn điều lệ của Công ty Faros, từ đó phát hành cổ phiếu bằng giá trị của số vốn điều lệ, đăng ký niêm yết. 

Sau khi các cổ đông trên đăng ký góp vốn khống và được hạch toán vốn góp vào Công ty, Trịnh Văn Quyết và Doãn Văn Phương chỉ đạo việc sử dụng số vốn góp khống này nhằm hợp thức hoá thành tài sản của Công ty Faros.

Tiếp đó, thông qua Trịnh Thị Minh Huế đã thực hiện toàn bộ các các thủ tục cho lãnh đạo Công ty Faros ký khống các hợp đồng ủy thác đầu tư, hợp đồng hợp tác kinh doanh cho các cá nhân, pháp nhân là người thân quen, nhân viên Tập đoàn FLC nhận ủy thác đầu tư của Công ty Faros, để cân đối vốn góp khống.

Cáo trạng cáo buộc, trong thời gian từ tháng 4/2014 đến tháng 3/2016, Trịnh Văn Quyết cùng các bị can trên đã 5 lần lập hồ sơ góp vốn khống, nâng số vốn Điều lệ của Công ty Faros từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng (trong đó Cơ quan điều tra xác định số vốn thực góp của Công ty Faros là hơn 1.100 tỷ đồng và số vốn góp khống là 3.100 tỷ đồng).

Trong cáo trạng, VKS đánh giá các bị can đều không bị áp dụng tình tiết tăng nặng theo Điều 52 bộ luật . Các bị can được hưởng nhiều tình tiết giảm nhẹ. 

Trong đó, bị can Trịnh văn Quyết cùng đồng phạm được đánh giá có nhiều tình tiết giảm nhẹ như tác động gia đình khắc phục hậu quả. Trong đó, riêng ông Quyết đã khắc phục hậu quả hơn 198 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, bị can Trịnh Văn Quyết được được đánh giá thành khẩn khai báo, có nhiều đóng góp trong công tác làm từ thiện; nhiều bị can trong gia đình có công với cách mạng, được tặng nhiều bằng khen, giấy khen trong lao động, công tác…

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

5 5 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.25009 sec| 634.688 kb