Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Vì sao Trương Mỹ Lan cho tiền nhiều lãnh đạo, nhân viên SCB?

Vì sao Trương Mỹ Lan cho tiền nhiều lãnh đạo, nhân viên SCB?
Bị cáo Trương Mỹ Lan khai tại tòa, khi có nhiều nhà đầu tư muốn đầu tư vào SCB, bị cáo đã cho nhân viên nhiều tài sản là cổ phần.

Trương Mỹ Lan: Bị cáo cho tiền tất cả nhân viên

Chiều 5/11, phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TP Sài Gòn (SCB) và các đơn vị liên quan (giai đoạn 1) tiếp tục với phần xét hỏi của các bào chữa.

Vì sao Trương Mỹ Lan cho tiền nhiều lãnh đạo, nhân viên SCB?
Bị cáo Trương Mỹ Lan và các đồng phạm tại tòa phúc thẩm.

Theo đó, các luật sư tham gia xét hỏi liên quan đến khoản tiền mà Trương Mỹ Lan cho lãnh đạo cao cấp của SCB.

Theo đó, hồ sơ tố tụng thể hiện, trong quá trình làm việc tại SCB, bị cáo Lan đã cho bị cáo Bùi Anh Dũng (cựu Chủ tịch SCB) 40 tỷ đồng; bị cáo Trần Thị (cựu Phó tổng giám đốc SCB) được cho 300.000 cổ phiếu (tương đương 3 tỷ đồng); bị cáo Trương Khánh Hoàng (quyền Tổng giám đốc SCB) được cho 100 triệu cổ phần (tương đương 100 tỷ đồng).

Về các khoản tiền và cổ phần nêu trên, bị cáo Bùi Anh Dũng nói không nhớ rõ là được cho 4 tỷ hay 40 tỷ; bị cáo Trần Thị Mỹ Dung thừa nhận được cho 300.000 cổ phiếu và chấp nhận việc dùng số cổ phiếu này để khắc phục hậu quả của vụ án.

Tương tự, bị cáo Trương Khánh Hoàng đồng ý dùng 100 triệu cổ phần của mình để khắc phục hậu quả của vụ án. Ngoài ra, Hoàng cho biết mình còn một tài khoản mở tại SCB hiện có số dư hơn 1,2 tỷ đồng và tự nguyện dùng cả số tiền này để khắc phục hậu quả.

Trình bày thêm, bị cáo Hoàng cho biết, trong cả hai giai đoạn của đại án, bị cáo đã bị tuyên tổng cộng đến 41 năm tù, trong khi án tù có thời hạn cao nhất chỉ là 30 năm tù.

Theo bị cáo Hoàng, việc được giảm thêm án không có nhiều ý nghĩa với bị cáo. Việc bị cáo xin giảm án là nhằm giải thích với gia đình, với và cũng là để được nhìn nhận, đánh giá khách quan, đúng vai trò  trong vụ án này.

Riêng bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn (cựu Tổng giám đốc SCB), khẳng định mình được tuyển dụng vào SCB là vì năng lực, được trả lương và không nhận bất cứ một lợi ích nào khác từ bị cáo Lan.

Khi được hỏi về số tiền, cổ phần, cổ phiếu đã cho các lãnh đạo cao cấp của SCB, bị cáo Trương Mỹ Lan nói mình cho tiền tất cả nhân viên, chứ không riêng gì lãnh đạo cấp cao của SCB.

Về lý do cho tiền, bị cáo Lan nói vào năm 2022, khi có nhiều nhà đầu tư muốn đầu tư vào SCB, bị cáo đã cho nhân viên nhiều tài sản là cổ phiếu. Riêng bị cáo Văn là không được Lan cho gì, hơn nữa thời điểm đó ông Văn đã nghỉ việc.

Bị cáo Lan nói khi tham gia vào tái cơ cấu SCB thì ngân hàng đã rơi vào tình trạng khó khăn. Những người làm việc tại đây rất áp lực, nên không ai làm việc được lâu, chỉ một thời gian ngắn là xin nghỉ.

Không đồng ý giao tài sản cho SCB xử lý

Khi trả lời các câu hỏi của luật sư, bị cáo Trương Mỹ Lan tiếp tục khẳng định mình không tham ô.

Theo bị cáo Lan, khi nhận tái cơ cấu SCB vào năm 2012, bị cáo đã thế chấp rất nhiều tài sản có giá trị.

Trong số các tài sản đem thế chấp để vay có khách sạn 5 sao Windsor (thế chấp cho Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Tp.HCM, vay 15.000 tỷ đồng để chuyển cho SCB); tòa Times Square, Chợ Vải và dùng tiền vay được để tái cơ cấu SCB.

Về hơn 1.121 tài sản bảo đảm cho các khoản vay tại SCB, bị cáo Lan cho rằng Công ty thẩm định giá Hoàng Quân đã định giá không chính xác, khi toàn bộ tài sản này chỉ có giá 295.000 tỷ đồng. Số tiền này theo bị cáo Lan chỉ được 60% giá trị tài sản.

Từ đó, bị cáo Lan cho biết, bị cáo không đồng ý giao số tài sản trên cho SCB để ngân hàng này xử lý, vì SCB "không có ".

Ngày mai (6/11), phiên tòa tiếp tục xét hỏi liên quan các bị cáo khác tại SCB.

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

4.7 21 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.26984 sec| 646.563 kb