Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Xét xử vụ Công ty Alibaba: Nguyễn Thái Luyện lãnh án chung thân

Xét xử vụ Công ty Alibaba: Nguyễn Thái Luyện lãnh án chung thân
Theo HĐXX, tội phạm do bị cáo Nguyễn Thái Luyện và các đồng phạm gây ra là đặc biệt nghiêm trọng, cần tuyên mức án nghiêm khắc.

Sau nhiều ngày nghị án, ngày 29/12, TAND Tp.HCM tuyên án vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Rửa tiền xảy ra tại Công ty Alibaba.

5 bước lừa đảo khách hàng của Nguyễn Thái Luyện

Theo cáo buộc, Nguyễn Thái Luyện, SN 1985, Chủ tịch HĐQT Công ty Alibaba và 22 đồng phạm đã có hành vi gian dối, lừa đảo hơn 4.548 bị hại, chiếm đoạt trên 2.400 tỷ đồng.

Cáo trạng truy tố Nguyễn Thái Luyện, SN 1985, ngụ tỉnh Gia Lai - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần địa ốc Alibaba (gọi tắt là Công ty Alibaba); Nguyễn Huỳnh Tú Trinh, Phó Tổng Giám đốc phụ trách truyền thông Công ty Alibaba; Huỳnh Thị Ngọc Như, Phó Tổng Giám đốc phụ trách đào tạo của Công ty Alibaba;

Võ Thị Thanh Mai, vợ Luyện, SN 1987, quê tỉnh Quảng Bình, Giám đốc Công ty cổ phần Alibaba Law Firm; Nguyễn Thái Lực, em ruột của Luyện, SN 1999, Giám đốc Công ty TNHH đầu tư và Thương mại Địa ốc Xanh và 18 đồng phạm về các tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Rửa tiền.

Ngoài bị truy tố hành vi lừa đảo, Võ Thị Thanh Mai và Nguyễn Thái Lực còn bị truy tố về tội Rửa tiền.

Liên quan đến vụ án, bị can Huỳnh Thị Kim Thắng, SN 1995, quê tỉnh Quảng Ngãi, Kế toán trưởng Công ty Alibaba bị truy tố về tội Rửa tiền.

Xét xử vụ Công ty Alibaba: Nguyễn Thái Luyện lãnh án chung thân
Nguyễn Thái Luyện được xác định vai trò chủ mưu và bị tuyên mức án cao nhất trong khung hình phạt.

Trong các ngày xét xử, trong khi hầu hết các đều thừa nhận hành vi lừa đảo, gửi lời xin lỗi đến gia đình và các bị hại thì Nguyễn Thái Luyện kêu oan, cho rằng mình chỉ muốn giúp khách hàng giàu lên và tài sản là tiền, đất của Công ty Alibaba đủ để bồi thường cho khách hàng.

Ngoài ra, vợ của Nguyễn Thái Luyện là Võ Thị Thanh Mai cũng cho rằng, mình không rửa tiền số tiền 13 tỷ, đồng thời cho biết đã sử dụng 13 tỷ chi trả cho các đối tác và không thể tiết lộ danh tính của những người được trả tiền.

Sau khi xem xét toàn bộ hồ sơ vụ án, lời khai của các bị cáo, lời khai của những người liên quan, các bị hại và các tài liệu chứng cứ khác, HĐXX cho rằng, Công ty cổ phần địa ốc Alibaba (gọi tắt là Công ty Alibaba) có trụ sở tại quận Bình Thạnh, Tp.HCM, đăng ký lần đầu vào tháng 5/2016, có vốn điều lệ 1 tỷ đồng. Thay đổi lần 3 ngày 26/9/2017, tăng vốn điều lệ lên 1.600 tỷ đồng.

Công ty Alibaba do Nguyễn Thái Lĩnh làm giám đốc và người đại diện theo pháp luật, với các cổ đông: Nguyễn Thái Lĩnh giữ 49,5%; Nguyễn Thái Luyện, Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng Giám đốc điều hành giữ 1% và Võ Thị Thanh Mai (vợ Luyện) giữ 49,5%, ngành nghề kinh doanh chính là bất động sản.

Phục vụ cho việc kinh doanh của Công ty Alibaba, Nguyễn Thái Luyện đã chỉ đạo thành lập 22 pháp nhân, hoạt động ở các lĩnh vực bất động sản, truyền thông, vận tải… Trong đó, đứng tên giám đốc, đại diện theo pháp luật là những người thân trong gia đình Luyện gồm em ruột, vợ Luyện và một số nhân viên Công ty Alibaba.

Về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Nguyễn Thái Luyện với vai trò chủ mưu, đã lợi dụng sự hiểu biết về pháp luật đối với việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất để tìm cách lách luật, tạo dựng nên hệ thống kinh doanh dự án bất động sản không có thật mà theo mô hình đa cấp.

Nguyễn Thái Luyện sử dụng 10 pháp nhân trong tổng số 22 pháp nhân được thành lập, đứng tên chủ đầu tư của 58 dự án không có thật. Sau đó, thông qua Công ty Alibaba, ký kết một lượng lớn hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chiếm đoạt hàng ngàn tỷ đồng của khách hàng.

Nguyễn Thái Luyện dùng một ít tiền cá nhân và phần lớn tiền chiếm đoạt được từ khách hàng, chỉ đạo người thân, nhân viên thân tín thuộc Công ty Alibaba đứng tên nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp với số lượng lớn tại các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận.

Luyện chỉ đạo người thân, nhân viên Công ty Alibaba đứng tên nhận chuyển nhượng đất nói trên, lập hợp đồng ủy quyền cho các pháp nhân do Luyện lập ra.

Từ đó, các công ty do Luyện lập ra vẽ các dự án không có thật trên đất nông nghiệp, tiến hành tách thửa, phân lô để bán sản phẩm đất nền mà không thực hiện các thủ tục theo quy định.

Tiếp đến, Luyện chỉ đạo các chủ đầu tư ký hợp đồng hợp tác kinh doanh phân phối đất nền trong dự án “ma” với Công ty Alibaba để công ty này trở thành đại lý phân phối đất nền cho khách hàng, nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của các dự án.

Sau khi trở thành đại lý phân phối đất nền cho khách hàng trong các dự án “ma” này, Luyện tiến hành , cho khách hàng có nhu cầu mua.

Khi khách hàng đồng ý mua, Luyện chỉ đạo các pháp nhân đứng tên dự án “ma”, ký hợp đồng thỏa thuận, chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho khách hàng nhưng tiền thì nộp về cho Luyện quản lý.

Để tạo lòng tin và thu hút khách hàng, Luyện còn tạo ra các giao dịch “ảo”, hứa hẹn sẽ mua lại đất nền với giá cao hơn và cam kết lợi nhuận từ 30% sau 12 tháng, 38% sau 15 tháng kể từ ngày nộp tiền hoặc thuê lại với giá 2%/tháng kể từ ngày ký và thanh toán 95% giá trị hợp đồng.

Với phương thức này, hầu hết khách hàng nhận chuyển nhượng đất dưới dạng nền thổ cư do Công ty Alibaba chào bán đều không nhận được Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) dưới dạng thổ cư như cam kết khi đến hạn, mà sẽ được công ty Alibaba chuyển sang hình thức trả lãi hoặc thu mua lại theo các hợp đồng quyền chọn hoặc các hợp đồng kèm theo.

Ngoài ra, để tăng thêm sự tin tưởng về quy mô và thu hút khách hàng nộp tiền, Nguyễn Thái Luyện tổ chức ký hợp đồng với Công ty cổ phần Mắt Bão để lập trang web: www.tapdoandiaocalibaba.com, thuê dịch vụ máy chủ, đăng ký quảng cáo gian dối về các dự án bất động sản không có thật.

Quá trình điều tra, đã thu giữ được toàn bộ thông tin đăng tải sai sự thật, quảng cáo gian dối từ trang web nói trên.

Hơn nữa, Nguyễn Thái Luyện còn chỉ đạo lập nhiều tài sản trên nhiều ứng dụng mạng khác nhau như , Youtube…cũng với mục đích đăng tài, quảng cáo gian dối về các dự án không có thật, tuyên truyền về quy mô trong hoạt động kinh doanh của Công ty Alibaba để khách hàng tin tưởng đầu tư.

Xét xử vụ Công ty Alibaba: Nguyễn Thái Luyện lãnh án chung thân
Vợ bị cáo Luyện rửa tiền với số tiền trên 13,9 tỷ đồng

Ngày 19/4/2018, Nguyễn Thái Lực mở tài khoản ngân hàng tại Ngân hàng Á Châu (ACB) chi nhánh Bình Triệu. Ngày 21/11/2018, Võ Thị Thanh mai chỉ đạo Nguyễn Thái Luyện nộp 50 tỷ đồng vào tài khoản của Lực, sau đó chỉ đạo Lực rút ra và mở sổ tiết kiệm trị giá 50 tỷ đồng, kỳ hạn 6 tháng tại ACB.

Nguồn gốc số tiền 50 tỷ đều là tiền khách hàng thanh toán mua đất nền tại Công ty Alibaba. Sau đó theo chỉ đạo của Mai, Lực rút 31 tỷ đồng để mở sổ tiết kiệm cho Huỳnh Thị Kim Thắng (kế toán Công ty Alibaba) đứng tên và Thắng ủy quyền sử dụng sổ tiết kiệm trên cho Lực.

Tiếp đến, Thắng rút 18 tỷ đồng trong sổ tiết kiệm (31 tỷ đồng) theo chỉ đạo của Mai để mua 2 căn nhà liền kề tại phường Tân Tiến, Tp.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai cho Nguyễn Thái Lực đứng tên. Còn 13 tỷ đồng vẫn giữ trong sổ tiết kiệm.

Ngày 18/9/2019, Cơ quan CSĐT tổ chức khám xét toàn bộ trụ sở và các chi nhánh của Công ty Alibaba, có sự chứng kiến của Mai và Thắng (còn Lực đứng ngoài công ty và không vào).

Cả 3 đều biết số tiền 13 tỷ đồng nêu trên có nguồn gốc bất hợp pháp, nhưng ngày 19/9/2019, Mai chỉ đạo Thắng chuyển toàn bộ 19 tỷ tiền gốc và hơn 900 triệu tiền lãi từ sổ tiết kiệm đứng tên Thắng, sang tài khoản khác của Mai đứng tên tại ACB.

Cùng ngày, Mai chuyển toàn bộ số tiền vào tài khoản của Lực rồi chỉ đạo Lực rút ra rồi giao lại cho Mai. Số tiền trên, Mai khai đã sử dụng vào việc cá nhân và trả tiền vay bên ngoài, đến nay cơ quan điều tra chưa thu hồi được.

Tại phiên tòa, các bị cáo thừa nhận hành vi phạm tội.

Riêng bị cáo Nguyễn Thái Luyện không thừa nhận hành vi phạm tội. Tuy nhiên, theo HĐXX, 58 dự án mà Công ty Alibaba triển khai đều không có thật, không đủ điều kiện mua bán, chuyển nhượng nhưng công ty này quảng cáo gian dối, bán và thu tiền từ khách hàng, có dự án đã quá thời hạn bàn giao đất nhưng Công ty Alibaba chưa bàn giao được bất cứ lô đất thổ cư nào cho khách hàng như thỏa thuận.

HĐXX cho rằng, đủ căn cứ xác định các bị cáo phạm tội như cáo trạng quy kết. Tội phạm do bị cáo Nguyễn Thái Luyện và các đồng phạm gây ra là đặc biệt nghiêm trọng.

Chỉ trong một thời gian rất ngắn từ đầu năm 2018 đến tháng 9/2019, thông qua việc tự lập dự án bất động sản và ký các hợp đồng thảo thuận chuyển nhượng đất nền dự án, Nguyễn Thái Luyện đã chiếm đoạt số tiền đặc biệt lớn của 4.548 bị hại trên cả nước.

Đối với bị cáo Nguyễn Thái Luyện, Chủ tịch HĐQT Công ty Alibaba là đối tượng chủ mưu, cầm đầu, giữ vai trò điều hành xuyên suốt, chỉ đạo toàn bộ hoạt động của Công ty Alibaba và 22 pháp nhân có liên quan.

Trong vòng hơn 3 năm kể từ khi thành lập đến ngày khởi tố vụ án, Công ty Alibaba đã triển khai bán đất nền tại 58 dự án cho 4.548 bị hại, chiếm đoạt trên 2.446 tỷ đồng. Do đó, cần áp dụng điểm a, khoản 4, Điều 175 Bộ luật Hình sự để xử phát với bị cáo.

Mặc dù, bị cáo Luyện có nhiều tình tiết giảm nhẹ hình phạt, tuy nhiên xét số tiền bị cáo chiếm đoạt của các bị hại là đặc biệt lớn, không chỉ xâm phạm đến quyền sở hữu của người khác về tài sản, mà còn phá vỡ quy hoạch đất của Nhà nước nên cần có mức hình phạt nghiêm khắc nhất.

Bị cáo Võ Thị Thanh Mai là Giám đốc tài chính Công ty Alibaba là người giám sát và điều hành toàn bộ hoạt động thu chi của công ty và các công ty trong hệ thống.

Ngoài ra, bị cáo còn là đại diện theo pháp luật của công ty thành viên, chủ đầu tư của 23 dự án không có thật, tạo điều kiện, giúp sức cho Nguyễn Thái Luyện chiếm đoạt trên 475 tỷ đồng của 1.172 bị hại. Sau khi Nguyễn Thái Luyện và một số bị cáo khác bị bắt, bị cáo Mai còn chỉ đạo Nguyễn Thái Lực rút trên 13 tỷ đồng giao cho Mai sử dụng, đến nay chưa thu hồi được.

Đối với bị cáo Nguyễn Thái Lực là người tham gia đôn đốc và tiến độ triển khai các dự án để Luyện nắm bắt và kịp thời chỉ đạo. Ngoài ra, bị cáo Lực còn giữ chức danh Giám đốc Công ty Địa Ốc Xanh, là chủ đầu tư của 3 dự án, nhận chuyển nhượng, ủy quyền cho nhiều công ty bán đất nền tại nhiều dự án, giúp sức cho Nguyễn Thái Luyện chiếm đoạt tổng cộng trên 460 tỷ đồng của.

Ngoài ra, bị cáo còn là đồng phạm với Võ Thị Thanh Mai trong việc rửa tiền với số tiền trên 13 tỷ đồng.

Bị cáo Huỳnh Thị Kim Thắng (kế toán Công ty Alibaba) đã có hành vi giúp sức cho Võ Thị Thanh Mai trong việc rửa tiền với số tiền 13,9 tỷ đồng nên cũng phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Tuy nhiên, bị cáo đang bị ung thư tuyến giáp, phạm tội với vai trò thứ yếu nên tuyên bị cáo mức án treo cũng đủ sức răn đe.

Nhóm bị cáo còn lại là lãnh đạo, nhân viên Công ty Alibaba và giám đốc các công ty thành viên có hành vi giúp sức, tạo điều kiện cho Nguyễn Thái Luyện chiếm đoạt hàng ngàn tỷ đồng của các bị hại nên cũng cần có mức án tương xứng.

Về tình tiết giảm nhẹ hình phạt, ngoài bị cáo Nguyễn Thái Luyện và Phan Ngọc Nguyên, các bị cáo còn lại nhận thức được hành vi phạm tội, thành khẩn khai báo nên được áp dụng tình tiết giảm nhẹ hình phạt này.

Bị cáo Võ Thị Thanh Mai phạm tội khi đang nên được áp dụng tình tiết giảm nhẹ hình phạt. Một số bị cáo đã tự nguyện nộp lại số tiền thu lợi bất chính, có bị cáo còn tự nguyện bồi thường cho các bị hại nên HĐXX áp dụng các tình tiết giảm nhẹ hình phạt…

Ngoài ra các bị cáo còn trẻ, làm việc không đúng chuyên môn, phạm tội lần đầu (ngoài bị cáo Huỳnh Thị Tú Trinh), làm theo chỉ đạo của cấp trên nên cần thiết giảm cho các bị cáo một phần hình phạt.

Nguyễn Thái Luyện và vợ có trách nhiệm bồi thường cho tất cả bị hại

Về bồi thường thiệt hại, HĐXX cho rằng, tiền bán đất được chuyển cho Nguyễn Thái Luyện, giao Võ Thị Thanh Mai quản lý, do đó 2 bị cáo này có trách nhiệm bồi thường 2.445 tỷ đồng cho 4.548 bị hại.

Liên quan hành vi rửa tiền của Võ Thị Thanh Mai, HĐXX cho rằng số tiền trên 13,9 tỷ đồng là tiền do phạm tội mà có nên yêu cầu Mai phải có trách nhiệm nộp lại số tiền này để đảm bảo thi hành án.

a2 HĐXX cho rằng, đủ căn cứ xác định các bị cáo phạm tội như cáo trạng quy kết. Tội phạm do bị cáo Nguyễn Thái Luyện và các đồng phạm gây ra là đặc biệt nghiêm trọng.

Chỉ trong một thời gian rất ngắn từ đầu năm 2018 đến tháng 9/2019, thông qua việc tự lập dự án bất động sản và ký các hợp đồng thảo thuận chuyển nhượng đất nền dự án, Nguyễn Thái Luyện đã chiếm đoạt số tiền đặc biệt lớn của 4.548 bị hại trên cả nước.

Đối với bị cáo Nguyễn Thái Luyện, Chủ tịch HĐQT Công ty Alibaba là đối tượng chủ mưu, cầm đầu, giữ vai trò điều hành xuyên suốt, chỉ đạo toàn bộ hoạt động của Công ty Alibaba và 22 pháp nhân có liên quan.

Trong vòng hơn 3 năm kể từ khi thành lập đến ngày khởi tố vụ án, Công ty Alibaba đã triển khai bán đất nền tại 58 dự án cho 4.548 bị hại, chiếm đoạt trên 2.446 tỷ đồng. Do đó, cần áp dụng điểm a, khoản 4, Điều 175 Bộ luật Hình sự để xử phát với bị cáo.

Mặc dù, bị cáo Luyện có nhiều tình tiết giảm nhẹ hình phạt, tuy nhiên xét số tiền bị cáo chiếm đoạt của các bị hại là đặc biệt lớn, không chỉ xâm phạm đến quyền sở hữu của người khác về tài sản, mà còn phá vỡ quy hoạch đất của Nhà nước nên cần có mức hình phạt nghiêm khắc nhất.

Bị cáo Võ Thị Thanh Mai là Giám đốc tài chính Công ty Alibaba là người giám sát và điều hành toàn bộ hoạt động thu chi của công ty và các công ty trong hệ thống.

Ngoài ra, bị cáo còn là đại diện theo pháp luật của công ty thành viên, chủ đầu tư của 23 dự án không có thật, tạo điều kiện, giúp sức cho Nguyễn Thái Luyện chiếm đoạt trên 475 tỷ đồng của 1.172 bị hại. Sau khi Nguyễn Thái Luyện và một số bị cáo khác bị bắt, bị cáo Mai còn chỉ đạo Nguyễn Thái Lực rút trên 13 tỷ đồng giao cho Mai sử dụng, đến nay chưa thu hồi được.

Đối với bị cáo Nguyễn Thái Lực là người tham gia đôn đốc và báo cáo tiến độ triển khai các dự án để Luyện nắm bắt và kịp thời chỉ đạo. Ngoài ra, bị cáo Lực còn giữ chức danh Giám đốc Công ty Địa Ốc Xanh, là chủ đầu tư của 3 dự án, nhận chuyển nhượng, ủy quyền cho nhiều công ty bán đất nền tại nhiều dự án, giúp sức cho Nguyễn Thái Luyện chiếm đoạt tổng cộng trên 460 tỷ đồng của.

Ngoài ra, bị cáo còn là đồng phạm với Võ Thị Thanh Mai trong việc rửa tiền với số tiền trên 13 tỷ đồng.

Bị cáo Huỳnh Thị Kim Thắng (kế toán Công ty Alibaba) đã có hành vi giúp sức cho Võ Thị Thanh Mai trong việc rửa tiền với số tiền 13,9 tỷ đồng nên cũng phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình. Tuy nhiên, bị cáo đang bị ung thư tuyến giáp, phạm tội với vai trò thứ yếu nên tuyên bị cáo mức án treo cũng đủ sức răn đe.

Nhóm bị cáo còn lại là lãnh đạo, nhân viên Công ty Alibaba và giám đốc các công ty thành viên có hành vi giúp sức, tạo điều kiện cho Nguyễn Thái Luyện chiếm đoạt hàng ngàn tỷ đồng của các bị hại nên cũng cần có mức án tương xứng.

Về tình tiết giảm nhẹ hình phạt, ngoài bị cáo Nguyễn Thái Luyện và Phan Ngọc Nguyên, các bị cáo còn lại nhận thức được hành vi phạm tội, thành khẩn khai báo nên được áp dụng tình tiết giảm nhẹ hình phạt này.

Bị cáo Võ Thị Thanh Mai phạm tội khi đang mang thai nên được áp dụng tình tiết giảm nhẹ hình phạt. Một số bị cáo đã tự nguyện nộp lại số tiền thu lợi bất chính, có bị cáo còn tự nguyện bồi thường cho các bị hại nên HĐXX áp dụng các tình tiết giảm nhẹ hình phạt…

Ngoài ra các bị cáo còn trẻ, làm việc không đúng chuyên môn, phạm tội lần đầu (ngoài bị cáo Huỳnh Thị Tú Trinh), làm theo chỉ đạo của cấp trên nên cần thiết giảm cho các bị cáo một phần hình phạt.

Nguyễn Thái Luyện và vợ có trách nhiệm bồi thường cho tất cả bị hại

Về bồi thường thiệt hại, HĐXX cho rằng, tiền bán đất được chuyển cho Nguyễn Thái Luyện, giao Võ Thị Thanh Mai quản lý, do đó 2 bị cáo này có trách nhiệm bồi thường 2.445 tỷ đồng cho 4.548 bị hại.

Liên quan hành vi rửa tiền của Võ Thị Thanh Mai, HĐXX cho rằng số tiền trên 13,9 tỷ đồng là tiền do phạm tội mà có nên yêu cầu Mai phải có trách nhiệm nộp lại số tiền này để đảm bảo thi hành án.

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

4.4 23 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.39418 sec| 706.039 kb