Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

2 khoản tiền liên quan đến chế độ thai sản sẽ tăng lên trong năm 2020

2 khoản tiền liên quan đến chế độ thai sản sẽ tăng lên trong năm 2020
Với việc tăng lương cơ sở lên 1,6 triệu đồng/tháng từ ngày 1/7/2020, mức trợ cấp một lần khi sinh con và tiền dưỡng sức sau sinh được tăng lên ít nhiều.

2 khoản tiền liên quan đến chế độ thai sản sẽ tăng lên trong năm 2020
Thêm tin vui cho người lao động sinh con trong năm 2020. (Ảnh minh họa)

Điều kiện hưởng chế độ thai sản 2020

Theo quy định tại Điều 30 Luật Bảo hiểm năm 2014, đối tượng hưởng chế độ thai sản bao gồm:

- Người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn/không xác định thời hạn; hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 - 12 tháng

- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 - 3 tháng

- Cán bộ, công chức, viên chức

- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân nhân

- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.

Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 nêu rõ, người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp: Lao động nữ , lao động con, lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ, người lao động nhận nuôi dưới 6 tháng tuổi, lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản, lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

Đồng thời, phải đảm bảo đủ thời gian tham gia BHXH với trường hợp lao động nữ sinh con, nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi hay người mang thai hộ và người nhờ mang thai hộ: Đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh hoặc nhận nuôi con nuôi.

Lao động nữ sinh con đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của bác sĩ: Đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh.

Lưu ý, người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng BHXH mà chấm dứt hợp đồng lao động hoặc thôi việc trước khi sinh hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản như những lao động khác.

Từ 2020, 2 khoản tiền liên quan đến chế độ thai sản tăng lên

Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội quy định, lao động nữ sinh con được trợ cấp 1 lần cho mỗi con bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con. Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia BHXH thì cha được trợ cấp 1 lần bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh cho mỗi con.

Theo Nghị quyết số 86/2019/QH14, từ nay đến ngày 30/6/2020, mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng và từ ngày 1/7/2020, mức lương cơ sở là 1,6 triệu đồng/tháng.

Trên cơ sở đó, nếu sinh con trước ngày 1/7/2020, mức trợ cấp 1 lần cho mỗi con là 1,49 triệu đồng x 2 = 2,98 triệu đồng.

Nếu sinh con từ ngày 1/7/2020, mức trợ cấp 1 lần cho mỗi con là 1,6 triệu đồng x 2 = 3,2 triệu đồng.

Có thể thấy, nếu như sinh con từ ngày 1/7/2020 trở đi thì mức trợ cấp 1 lần cho mỗi con tăng 220.000 đồng so với thời điểm trước.

Ngoài tiền trợ cấp 1 lần khi sinh con tăng thì tiền dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh cũng sẽ có sự thay đổi.

Khoản 3 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định, mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

Nếu sinh con trước ngày 1/7/2020, tiền dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh là 1,49 triệu đồng x 30% = 447.000 đồng/ngày. Sinh con từ ngày 1/7/2020, tiền dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh là là 1,6 triệu đồng x 30% = 480.000 đồng/ngày.

Như vậy, nếu như sinh con từ ngày 1/7/2020 trở đi thì tiền dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh tăng 33.000 đồng/ngày so với thời điểm trước.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Quyết định 166 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, để được nhận tiền dưỡng sức sau sinh, người lao động phải có tên trong Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập.

Dù pháp luật không quy định cụ thể các giấy tờ người lao động cần chuẩn bị, tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi cho mình, người lao động nên cung cấp đầy đủ, kịp thời các giấy tờ theo yêu cầu của người sử dụng lao động khi lập danh sách này.

Ngoài 2 khoản trên, người lao động còn được hưởng tiền chế độ tính theo tiền lương tháng đóng BHXH.

Theo quy định của Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức hưởng chế độ thai sản của lao động nữ sinh con mỗi tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 6 tháng thì mức hưởng là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.

Như vậy, với việc tăng lương cơ sở lên 1,6 triệu đồng/tháng từ ngày 1/7/2020, mức trợ cấp một lần khi sinh con và tiền dưỡng sức sau sinh được tăng lên ít nhiều. Đây là điểm khác biệt lớn nhất của chế độ thai sản năm 2020, còn lại các quyền lợi khác hầu như vẫn không có gì thay đổi so với những năm trước đây.

Thời gian nghỉ thai sản

Thời gian nghỉ thai sản được quy định và điều chỉnh bởi Luật bảo hiểm xã hội 2014. Tính đến thời điểm hiện tại thì thời gian nghỉ thai sản vẫn được giữ nguyên và chưa có sự thay đổi.

Căn cứ vào Khoản 1, Điều 34, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định thời gian nghỉ thai sản như sau: Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 6 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 2 tháng.

Ngoài ra, tuy nhiên sau sinh nở sức khỏe của sản phụ chưa đáp ứng được công việc sẽ được phép nghỉ thêm (quy định tại Điều 41 của Luật bảo hiểm xã hội 2014).

Căn cứ vào Điều 4, Luật bảo hiểm xã hội 2014, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu sản phụ đi làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 5 ngày đến 10 ngày.

Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:

- Tối đa 10 ngày áp dụng cho lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên.

- Tối đa 7 ngày áp dụng cho lao động nữ sinh con phải phẫu thuật.

- Tối đa 5 ngày áp dụng cho các trường hợp khác.

Lưu ý, khi tính thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sẽ tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.

 

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

4.1 17 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.24281 sec| 657.867 kb