Theo luật Bảo hiểm xã hội 2014, 5 quy định sau có hiệu lực từ năm 2020 với nhiều điểm mới tác động đến người lao động.
1. Chậm nhất đến ngày 01/01/2020, Cơ quan bảo hiểm xã hội phải thực hiện phát hành thẻ bảo hiểm y tế điện tử cho người tham gia bảo hiểm y tế (Căn cứ vào Điểm g Khoản 5 Điều 42 Nghị định 146/2018/NĐ-CP của Chính phủ). Đến năm 2020, Cơ quan bảo hiểm xã hội phải hoàn thành việc xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu điện tử về quản lý bảo hiểm xã hội trong phạm vi cả nước (Căn cứ vào Khoản 2 Điều 9 Luật bảo hiểm xã hội 2014).
2. Theo điểm a khoản 1 điều 55, từ năm 2020 lao động nam đủ 55 tuổi và lao động nữ đủ 50 tuổi mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
Hiện lao động nam đủ 54 tuổi và lao động nữ đủ 49 tuổi là đủ điều kiện về tuổi để được hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
3. Lao động nam nghỉ hưu trong năm 2020 phải có đủ 18 năm đóng bảo hiểm xã hội mới được hưởng lương hưu bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội; hiện nay chỉ cần đủ 18 năm đóng bảo hiểm xã hội (Căn cứ vào Điểm a Khoản 2 Điều 56 Luật bảo hiểm xã hội 2014).
4. Theo khoản 1 điều 62, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 1/1/2020 đến ngày 31/12/2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu để tính lương hưu, trợ cấp một lần.
5. Theo khoản 2 điều 96, đến năm 2020, sổ bảo hiểm xã hội sẽ được thay thế bằng thẻ bảo hiểm xã hội. Như vậy, người lao động sẽ thuận tiện trong việc thực hiện các quyền lợi liên quan đến bảo hiểm xã hội, ít tốn kém thời gian và giấy tờ đi kèm.
Chậm nhất đến ngày 01/01/2020, Cơ quan bảo hiểm xã hội phải thực hiện phát hành thẻ bảo hiểm y tế điện tử cho người tham gia bảo hiểm y tế (Căn cứ vào Điểm g Khoản 5 Điều 42 Nghị định 146/2018/NĐ-CP của Chính phủ).