Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Các quyền lợi cơ bản của trẻ em và giải pháp trước những hành vi xâm hại

Các quyền lợi cơ bản của trẻ em và giải pháp trước những hành vi xâm hại
Dù ở bất kỳ đâu, trẻ em luôn là đối tượng nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, gia đình và toàn xã hội. Điều này được khẳng định bằng việc Việt Nam là một trong những nước đầu tiên trên thế giới phê chuẩn Công ước của Liên Hợp quốc về Quyền trẻ em. Chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em được coi là nhiệm vụ quan trọng của cả xã hội.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng viết trong một bài thơ có tựa “Trẻ con” vào năm 1941: “Trẻ em như búp trên cành. Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan”. Trẻ em có quyền được ăn, ngủ, chăm lo học hành, được nâng niu, quan tâm và chăm sóc. Tuy nhiên, khi thay đổi, nhu cầu học hành của các bé ngày càng cao, cha mẹ cũng vì nhiều lý do mà khiến cho những nhu cầu vui chơi bình thường của con trẻ bớt đi. Áp lực học hành, hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh xã hội thay đổi, ngày càng có nhiều vụ bạo lực trẻ em xảy ra với những hậu quả thương tâm, nhiều em nhỏ bị trầm cảm, tự kỷ…, những sự việc đó như một hồi chuông cảnh tỉnh đến tất cả mọi người.

Các quyền lợi cơ bản của trẻ em và giải pháp trước những hành vi xâm hại
Để bảo vệ trẻ em tránh khỏi nạn bạo lực, xâm hại tình dục cần sự vào cuộc của toàn xã hội.

Một số quyền cơ bản của trẻ em theo quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam hiện hành

CRC là văn kiện quốc tế có giá trị pháp lý cao nhất về quyền con người của trẻ em. Công ước được Đại Hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 20/11/1989 và Việt Nam đã phê chuẩn Công ước ngày 20/2/1990. Theo đó, Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước này. Ngay sau khi phê chuẩn CRC, Việt Nam đã tiến hành đưa tinh thần và nội dung của Công ước vào chiến lược phát triển luật pháp quốc gia, đặc biệt là phát triển hệ thống pháp luật về quyền trẻ em. Hiến pháp 2013 là tiền đề, nền tảng pháp lý để có những cải tiến mạnh mẽ, đột phá trong lĩnh vực chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em.

Trên tinh thần và các quy định về quyền trẻ em của Hiến pháp 2013 và CRC, Luật Trẻ em 2016 gồm 7 Chương và 106 Điều, trong đó quy định 25 quyền dành cho trẻ em. Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bên cạnh Hiến pháp 2013 và Luật Trẻ em 2016, còn có nhiều văn bản pháp luật khác cũng chứa đựng những quy định trực tiếp hoặc gián tiếp về quyền trẻ em ở nhiều lĩnh vực (, giáo dục, y tế, lao động, bảo hiểm, , gia đình…). Quyền trẻ em được pháp luật Việt Nam ghi nhận trên 10 quyền cơ bản: Quyền sống; quyền được khai sinh; quyền có quốc tịch; quyền được chăm sóc ; quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu; quyền vui chơi, ; quyền có tài sản; quyền được sống chung với cha mẹ; quyền được bảo vệ; quyền được tham gia.

Một số giải pháp phòng ngừa tình trạng trẻ em bị xâm hại hiện nay

Có thể nói, việc bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em hiện nay là một tệ nạn xã hội đáng . Năm 2021 là năm xảy ra nhiều vụ trẻ em bị bạo hành, xâm hại dẫn đến kết cục đau thương. Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều trẻ bị tự kỷ, trầm cảm, áp lực, thậm chí có những em đã nghĩ đến chuyện kết thúc cuộc đời. Mới đây nhất vụ nam sinh lớp 10 ở Hà Nội nhảy lầu, vụ việc quá đau lòng không chỉ ảnh hưởng đến gia đình mà còn gây hoang mang cho dư luận. Vậy nguyên nhân nào làm nảy sinh điều đáng lo ngại này?

Các quyền lợi cơ bản của trẻ em và giải pháp trước những hành vi xâm hại
Luật sư Trần Minh Cường - Đoàn Luật sư TP.HCM – Giám đốc Công ty Luật Solution & Partners.

Trao đổi với PV, Luật sư Trần Minh Cường - Đoàn Luật sư TP.HCM – Giám đốc Công ty Luật Solution & Partners : “Với sự phát triển ngày càng cao của xã hội thì việc bảo vệ quyền trẻ em ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Quyền trẻ em được ghi nhận trong hệ thống pháp luật Việt Nam như sự đảm bảo về mặt pháp lý của Nhà nước. Việc các quy định về quyền trẻ em ngày càng được hoàn thiện cũng như việc xây dựng hệ thống các thiết chế bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam hiện nay, góp phần quan trọng đưa quyền trẻ em vào thực tiễn. Đây là sự cam kết mạnh mẽ của Việt Nam với cộng đồng quốc tế về bảo vệ quyền trẻ em”.

Người xâm hại đôi khi chính là những người “bảo vệ” trẻ em, có thể là một người thân trong gia đình hay thậm chí bất kì một người nào đó trong xã hội cũng có thể hình thành hành vi xâm hại.

Từ chính những nguyên nhân trên, chúng ta nhận ra rằng, để bảo vệ được trẻ em tránh khỏi nạn bạo lực, xâm hại tình dục cần sự vào cuộc của toàn xã hội, từ tiếng nói của các em đến gia đình, nhà trường và các cơ quan chức năng. Cần nâng cao nhận thức cho trẻ em về kiến thức pháp luật, kỹ năng tự bảo vệ mình, quyền được lên tiếng khi bị xâm hại.

Về vấn đề trên, Luật sư Minh Cường cũng chia sẻ và đưa ra một số giải pháp: Thứ nhất, triển khai thực hiện nghiêm các quy định của Hiến pháp năm 2013, Luật Trẻ em năm 2016, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014… và các văn bản hướng dẫn thực hiện; ưu tiên bố trí nguồn lực để bảo đảm việc hỗ trợ, can thiệp cho trẻ em khi bị bạo lực, xâm hại… Tăng cường giáo dục kiến thức, kỹ năng bảo vệ trẻ em, đặc biệt về phòng ngừa xâm hại tình dục và bạo lực đối với trẻ em cho cha mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ, người trực tiếp làm việc với trẻ em và kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ mình trước các nguy cơ bị xâm hại cho trẻ em.

Thứ hai, các bộ, ban, ngành, địa phương… cần nghiêm túc thực hiện Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 16/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em (Chỉ thị số 18/CT-TTg), thường xuyên kiểm tra, thanh tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ trẻ em và Chỉ thị số 18/CT-TTg.

Thứ ba, thực hiện có hiệu quả Dự án Phát triển hệ thống bảo vệ trẻ em trong Quyết định số 565/QĐ-TTg ngày 25/4/2017 về phê duyệt Chương trình mục tiêu Phát triển hệ thống trợ giúp xã hội giai đoạn 2016 - 2020, bảo đảm nguồn lực Nhà nước cả tài chính và nhân lực cho việc hỗ trợ, can thiệp các trường hợp trẻ em có nguy cơ cao hoặc bị bạo lực, xâm hại và xâm hại tình dục, bảo đảm cho nạn nhân được tiếp cận các dịch vụ phục hồi, hòa nhập.

Thứ tư, rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về bảo vệ trẻ em, phòng ngừa và đấu tranh với tội phạm bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em. Quy định chế tài xử lý việc phản ánh vụ việc bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em trên các phương tiện thông tin đại chúng vi phạm quyền bí mật riêng tư của trẻ em.

Thứ năm, triển khai nhiều biện pháp, nhiều kênh truyền thông giáo dục cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và chính trẻ em về kiến thức, kỹ năng phòng ngừa, thông báo, tố cáo, cùng giải quyết các vụ việc bạo lực, xâm hại; cập nhật kiến thức, kỹ năng phòng, chống xâm hại trẻ em, đặc biệt phòng chống xâm hại tình dục trẻ em trên môi trường mạng.

Nhằm nâng cao tính cấp thiết của các văn phòng hiện nay đối với các quyền lợi cơ bản của trẻ em trong pháp luật Việt Nam, Chuyên trang Diễn đàn Pháp luật - Tạp chí Đời sống & Pháp luật sẽ tiếp tục thông tin tới trong bài tiếp theo.

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

4.4 23 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.38668 sec| 658.656 kb