Theo như quy định ở Khoản 4 Điều 135 Luật Đất đai 2024, trong trường hợp quyền sử dụng đất hoặc là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc là quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng, cần phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, ngoài trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người để đứng tên làm đại diện cho vợ và chồng.
Trong trường hợp quyền sử dụng đất hoặc là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc là quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng nhưng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc họ, tên của chồng thì được cấp đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng nếu như có yêu cầu.
Trên thực tế, quy định này không mới bởi đã được đề cập đến ở Khoản 4 Điều 98 Luật Đất đai số 45/2013/QH13. Cụ thể, nếu như quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở là tài sản chung vợ chồng thì phải ghi cả họ và tên của vợ chồng vào trong sổ đỏ, ngoại trừ trường hợp có thỏa thuận của hai người về việc chỉ ghi tên một người.
Nếu như trước đó, sổ đỏ là tài sản chung vợ chồng mà chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc là họ, tên của chồng thì được cấp đổi sổ đỏ có tên của cả hai vợ chồng nếu có yêu cầu.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 34 Luật Hôn nhân và Gia đình số 52/2014/QH13, nếu như nhà, đất là tài sản chung vợ chồng thì sổ đỏ phải có tên của hai vợ chồng, ngoại trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Theo Đời sống và Pháp luật