Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Đất bỏ hoang bao nhiều năm thì mất quyền sử dụng?

Đất bỏ hoang bao nhiều năm thì mất quyền sử dụng?
Theo quy định của pháp luật, việc bỏ hoang đất không sử dụng trong một thời gian nhất định có thể làm mất quyền sử dụng đất.

Đất bỏ hoang bao nhiều năm thì mất quyền sử dụng?

Tình trạng bỏ hoang đất không phải là trường hợp hiếm gặp, nhất là đối với đất nông nghiệp. Vấn đề được nhiều người quan tâm là đất bỏ hoang bao nhiêu năm thì mất quyền sử dụng?

Đất không sử dụng có bị thu hồi không

Căn cứ tại khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai 2013 quy định về việc các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai thì tùy thuộc vào từng loại đất mà thời điểm bị thu hồi đất do bỏ hoang sẽ khác nhau.

Cụ thể, đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục.

Đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liên tục.

Đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn 24 tháng liên tục.

Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng, trừ trường hợp bất khả kháng.

Căn cứ theo quy định tại Điều 66 Luật Đất đai 2013 về thẩm quyền thu hồi đất như sau:

Thứ nhất, ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây: Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam; Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.

Thứ hai, ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây: Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng quy định tại trường hợp thứ nhất và thứ hai thì ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền cho ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất.

Tuy nhiên, cũng có những trường hợp đất bỏ hoang không sử dụng nhưng không bị thu hồi đất. Cụ thể, khoản 1 Điều 15 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 10/2023/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai quy định, y, việc đất bỏ hoang không sử dụng nhưng không bị thu hồi đất theo quy định pháp luật nếu thuộc một trong các trường hợp bất khả kháng, bao gồm: Do ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai, thảm họa môi trường; Do ảnh hưởng trực tiếp của hỏa hoạn, dịch bệnh; Do ảnh hưởng trực tiếp của chiến tranh; Các trường hợp bất khả kháng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Bỏ hoang đất có thể bị xử phạt hành chính

Theo Điều 32 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, trường hợp không sử dụng đất trồng cây hàng năm trong thời hạn 12 tháng liên tục, đất trồng cây lâu năm trong thời hạn 18 tháng liên tục, đất trồng rừng trong thời hạn 24 tháng liên tục mà không thuộc trường hợp bất khả kháng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

Tùy vào diện tích đất bỏ hoang sẽ mức phạt tiền sẽ khác nhau. Cụ thể, phạt tiền từ 500.000 - 1.000.000 đồng nếu diện tích đất không sử dụng dưới 0,5 héc ta. Phạt tiền từ 1.000.000 - 3.000.000 triệu đồng nếu diện tích đất không sử dụng từ 0,5 héc ta - dưới 03 héc ta. Phạt tiền từ 3.000.000 - 5.000.000 đồng nếu diện tích đất không sử dụng từ 03 héc ta - dưới 10 héc ta. Phạt tiền từ 5.000.000 - 10.000.000 đồng nếu diện tích đất không sử dụng từ 10 héc ta trở lên.

Ngoài ra, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị buộc sử dụng đất theo mục đích được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất. Trường hợp đã bị xử phạt mà không đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất theo quy định.

Lưu ý, mức phạt tiền trên áp dụng đối với cá nhân, mức phạt đối với tổ chức bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

4.4 13 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.23315 sec| 633.875 kb