Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Hành vi thi hộ và thuê người thi hộ bị xử phạt như thế nào?

Hành vi thi hộ và thuê người thi hộ bị xử phạt như thế nào?
Công an quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội thông tin về hai trường hợp bị phát hiện thi hộ và sử dụng CMND giả mạo trong kỳ thi đánh giá năng lực của hai trường có tiếng trên địa bàn thành phố. Vậy pháp luật quy định xử lý hành vi thi hộ và thuê người thi hộ như thế nào?

Chiều ngày 7/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội xác nhận đang điều tra hai trường hợp thi hộ trong kỳ thi đánh giá năng lực của trường Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội và trường THPT chuyên Sư phạm Hà Nội.

Theo , vào khoảng 9h ngày 3/7, tại phòng thi số 200, điểm thi đánh giá năng lực tiếng Nhật của trường THPT chuyên Sư phạm Hà Nội, lực lượng An ninh - Công an quận Cầu Giấy đã phối hợp với Hội đồng thi phát hiện thí sinh có dấu hiệu thi hộ. Thí sinh mang số báo danh 36145 mang tên Phạm Văn T., sinh ngày 28/4/1979 có dấu hiệu sử dụng giấy CMND giả để vào thi.

Hành vi thi hộ và thuê người thi hộ bị xử phạt như thế nào?
Ảnh minh họa.

Qua quá trình điều tra và làm việc, Công an quận Cầu Giấy xác định người đến phòng thi là Vũ Duy H. (32 tuổi, trú tại quận Hoàng Mai, TP.Hà Nội) được Phạm Văn T. thuê tới thi hộ với giá 4 triệu đồng. Sau đó, H. đã dùng CMND giả mang tên Phạm Văn T. để vào phòng thi và bị lực lượng phát hiện.

Trước đó, ngày 14 và 15/2, trong kỳ thi đánh giá năng lực của Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội, Công an quận Cầu Giấy cũng phát hiện một trường hợp sử dụng CCCD mang tên Nguyễn Thị Phương A., sinh năm 2000 để đi thi hộ. Quá trình điều tra đã xác nhận thông tin người đi thi hộ tên thật là Nguyễn Thị Quỳnh N. (20 tuổi), hiện là sinh viên của một trường đại học ngoại ngữ tại Hà Nội.

Đây không phải lần đầu tiên những hành vi gian lận như thế này xảy ra khiến cho nhiều người vô cùng bức xúc vì nó gây mất công bằng giữa các thí sinh dự thi, đặc biệt là các kỳ thi quan trọng. Pháp luật Việt Nam cũng quy định rất rõ ràng về hành vi thi hộ và thuê người thi hộ.

Luật sư Nguyễn Trọng Nghĩa đến từ văn phòng Luật sư X thuộc đoàn Luật sư TP.Hà Nội thông tin: “Theo Điều 14 Nghị định 04/2021 quy định xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về thi, hành vi thi hộ và thuê người thi hộ sẽ phải đối mặt với mức phạt cao nhất là 14.000.000 đến 16.000.000 đồng”.

Hành vi thi hộ và thuê người thi hộ bị xử phạt như thế nào?
Luật sư Nguyễn Trọng Nghĩa đến từ Văn phòng Luật sư X.

Tuy nhiên, việc chỉ xử phạt hành chính đối với hành vi này liệu có đủ sức răn đe? Liệu rằng người thuê người thi hộ có bị buộc huỷ thi các môn khác cùng kỳ thi đó hay huỷ tư cách thi trong các kỳ thi tương tự ở các năm tiếp theo hay không?

Trả lời vấn đề trên, Luật sư Nghĩa đưa ra quan điểm: “Người thuê người thi hộ có thể sẽ bị hủy thi các môn khác trong cùng một kỳ thi, điều này phụ thuộc vào quy chế thi đã quy định, tuy nhiên sẽ không bị hủy tư cách thi trong những năm tiếp theo”.

Về việc đối tượng thi hộ sử dụng CCCD hoặc CMND giả để vào phòng thi, cho biết trường hợp người được thuê thi hộ không phải là người trực tiếp làm giả CCCD hoặc CMND thì họ không phải chịu trách nhiệm đối với hành vi làm giả mà chỉ chịu trách nhiệm về hành vi sử dụng CCCD hoặc CMND giả để thi hộ. Hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính và tịch thu giấy tờ giả đó.

“Điều 14 Nghị định 04/2021 quy định xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về thi như sau:

1. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi gây rối hoặc đe dọa dùng vũ lực ngăn cản người dự thi và người tổ chức thi, thanh tra thi, coi thi, chấm thi, phục vụ thi.

2. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi thông tin sai sự thật về kỳ thi.

3. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về thi theo các mức phạt sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vào khu vực tổ chức thi, chấm thi khi không được phép; mang tài liệu, thông tin, vật dụng không được phép vào phòng thi, khu vực chấm thi;

b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi làm bài hộ thí sinh hoặc trợ giúp thí sinh làm bài;

c) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi viết thêm hoặc sửa chữa nội dung bài thi hoặc sửa điểm bài thi trái quy định nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

d) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi đánh tráo bài thi nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

đ) Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức chấm thi sai quy định nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

e) Phạt tiền từ 14.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với hành vi thi thay hoặc thi kèm người khác hoặc nhờ người khác làm bài hộ hoặc thi thay, thi kèm.

4. Phạt tiền từ 13.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hạnh vi làm mất bài thi của thí sinh.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc cải chính thông tin sai sự thật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 Điều này;

c) Buộc bảo đảm quyền lợi của thí sinh đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, d, đ khoản 3 và khoản 4 Điều này."

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

5 1 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.48718 sec| 646.516 kb