Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Người dân cần làm gì để không bị xóa đăng ký thường trú?

Người dân cần làm gì để không bị xóa đăng ký thường trú?
Để không bị xoá đăng ký thường trú, Công an TP.HCM đề nghị người dân chấp hành đúng nghĩa vụ công dân về đăng ký cư trú.

Người dân cần làm gì để không bị xóa đăng ký thường trú?
Ảnh minh hoạ.

Vừa qua, Công an TP.HCM có Công văn 5256/CATP-PC06 năm 2023 về tuyên truyền các nội dung liên quan xóa đăng ký thường trú theo quy định Luật Cư trú 2020. Theo đó, tại Luật Cư trú 2020, người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị xóa đăng ký thường trú:

- Chết; có quyết định của Tòa án tuyên bố mất tích hoặc đã chết;

- Ra nước ngoài để định cư;

- Đã có quyết định hủy bỏ đăng ký thường trú quy định tại Điều 35 của Luật này;

- Vắng mặt liên tục tại nơi thường trú từ 12 tháng trở lên mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác hoặc không khai báo tạm vắng, trừ trường hợp xuất cảnh ra nước ngoài nhưng không phải để định cư hoặc trường hợp đang chấp hành án phạt tù, chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng;

- Đã được cơ quan có thẩm quyền cho thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam;

- Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ mà sau 12 tháng kể từ ngày chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ vẫn chưa đăng ký thường trú tại chỗ ở mới, trừ trường hợp quy định tại điểm h khoản này;

- Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp nhưng sau đó quyền sở hữu chỗ ở đó đã chuyển cho người khác mà sau 12 tháng kể từ ngày chuyển quyền sở hữu vẫn chưa đăng ký thường trú tại chỗ ở mới, trừ trường hợp được chủ sở hữu mới đồng ý tiếp tục cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ và cho đăng ký thường trú tại chỗ ở đó hoặc trường hợp quy định tại điểm h khoản này;

- Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ và không được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho giữ đăng ký thường trú tại chỗ ở đó; người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở thuộc quyền sở hữu của mình nhưng đã chuyển quyền sở hữu chỗ ở cho người khác và không được chủ sở hữu mới đồng ý cho giữ đăng ký thường trú tại chỗ ở đó;

- Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở đã bị phá dỡ, tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tại phương tiện đã bị xóa đăng ký phương tiện theo quy định của pháp luật.

Căn cứ Điều 24 Luật Cư trú 2020 về xóa đăng ký thường trú, nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của công dân về đăng ký cư trú khi:

- Có thay đổi về nơi sinh sống, công dân phải đến cơ quan Công an phường, xã, thị trấn tại nơi sinh sống mới để thực hiện đăng ký cư trú theo đúng quy định pháp luật.

- Công dân vắng mặt liên tục tại nơi thường trú từ 12 tháng trờ lên phải đến cơ quan Công an phường, xã, thị trấn nơi thường trú để thực hiện khai báo tạm vắng trừ trường hợp đã đến cơ quan Công an phường, xã, thị trấn tại chỗ ở mới để đăng ký tạm trú.

Để không bị xoá đăng ký thường trú, Công an TP.HCM đề nghị người dân chấp hành đúng nghĩa vụ công dân về đăng ký cư trú, trong đó cần lưu ý:

Khi có thay đổi về nơi sinh sống, công dân phải đến cơ quan công an phường, xã, thị trấn tại nơi sinh sống mới để thực hiện đăng ký cư trú theo đúng quy định của pháp luật.

Công dân vắng mặt liên tục tại nơi thường trú từ 12 tháng trở lên phải đến cơ quan công an phường, xã, thị trấn nơi thường trú để thực hiện khai báo tạm vắng, trừ trường hợp đã đến cơ quan công an phường, xã, thị trấn tại chỗ ở mới để đăng ký tạm trú.

Như vậy để không bị xóa đăng ký thường trú nên đăng ký tạm trú tại nơi ở mới hoặc khai báo tạm vắng tại nơi đăng ký thường trú.

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

3.5 25 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.23509 sec| 646.313 kb