Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Nữ hộ lý ở Phú Thọ bỏ chất độc vào thức ăn thừa đối diện với mức án nào?

Nữ hộ lý ở Phú Thọ bỏ chất độc vào thức ăn thừa đối diện với mức án nào?
Nữ hộ lý hiện đã bị buộc thôi việc, vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra để làm rõ động cơ của đối tượng. Vậy nữ hộ lý có thể đối diện với khung hình phạt nào?

Thông tin từ VietNamNet, sáng ngày 4/5, Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) chính thức lên tiếng về vụ việc nhân viên hộ lý của đơn vị này sử dụng độc tố trộn vào thức ăn thừa, “nghi nhằm hãm hại đồng nghiệp”, xảy ra tại Phòng khám đa khoa Hùng Vương - Chân Mộng (ở huyện Đoan Hùng, Phú Thọ).

Theo thông tin chính thức từ bệnh viện, gần đây một số vật nuôi gồm chó, mèo, lợn của gia đình anh H. (nhân viên bảo vệ phòng khám) và chị D. (nhân viên cấp dưỡng) thỉnh thoảng bị ốm rồi chết. Riêng với chó, trước khi chết, các con vật đều có hiện tượng sùi bọt mép, lên cơn giống bệnh dại. Tất cả số vật nuôi đó đều được chị D. cho ăn các thức ăn thừa lấy từ phòng khám.

Nữ hộ lý ở Phú Thọ bỏ chất độc vào thức ăn thừa đối diện với mức án nào?
Phòng khám Đa khoa Hùng Vương - Chân Mộng. Ảnh: Gia đình Việt Nam.

Mới nhất, ngày 2/5, chó, mèo của gia đình anh H. và của một vài nhà hàng xóm được cho ăn thức ăn thừa lấy về từ phòng khám, sau khi ăn tất cả số vật nuôi trên đều xảy ra hiện tượng sùi bọt mép, dứt xích rồi chết. Nghi ngờ thức ăn thừa lấy về từ phòng khám có độc tố, anh đã lãnh đạo phòng khám. Tối và đêm cùng ngày, phòng , pháp chế đã khẩn trương vào cuộc điều tra, xác minh. Toàn bộ quy trình nhập nguyên liệu, thực phẩm, nguồn nước, quá trình chế biến, cung cấp suất ăn đều được tái dựng thông qua hồ sơ, sổ nhập - xuất và hệ thống camera an ninh. Tất cả lương thực, thực phẩm chưa chế biến và đã chế biến, các mẫu thức ăn đang lưu trữ đều được chuyển về phòng xét nghiệm tìm độc tố. , không phát hiện dấu hiệu bất thường.

Trong quá trình điều tra, lực lượng chức năng phát hiện, vào những ngày xảy ra hiện tượng vật nuôi của gia đình anh H. bị chết, chị P.T.N (là nhân viên hộ lý, tạp vụ tại phòng khám) đều “lén bỏ một gói chất bột màu đen vào xô đựng thức ăn thừa, dùng đũa khuấy đều rồi rời đi”. Sau khi có hình ảnh trích xuất từ camera, kết hợp các tình tiết, chứng cứ khác, phòng Pháp chế đã triệu tập, đấu tranh và chị N. đã thừa nhận hành vi. “Chị P.T.N đã thú nhận, bản thân là người đã chủ động bỏ thuốc chuột vào xô thức ăn thừa tại phòng khám để chị D. mang về chăn nuôi”, thông cáo nêu rõ. Bệnh viện cho biết hiện các lực lượng đang tiếp tục đấu tranh làm rõ động cơ, mục đích hành vi của chị N.

Trưa 3/5, toàn bộ hồ sơ, vật chứng và các tài liệu, chứng cứ có liên quan đã được báo cáo bàn giao cho Cơ quan Cảnh sát điều tra công an huyện Đoan Hùng (Phú Thọ) điều tra làm rõ và xử lý theo quy định. Nhân viên P.T.N đã bị buộc thôi việc ngay trong ngày. 

Vậy nữ hộ lý có thể đối mặt với tội danh gì và mức phạt như thế nào? Luật sư Bùi Xuân Lai - Hệ thống dịch vụ pháp lý Luật sư X cho rằng: “Trước hết phải khẳng định, hành vi của nữ hộ lý là vi phạm pháp luật. Để biết được động cơ cụ thể của đối tượng này thì phải đợi kết quả điều tra của cơ quan chức năng. Tuy nhiên, hiện tại, đối với hành vi này, nữ hộ lý có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác. Bởi lẽ, chó mèo hay lợn đều là những vật nuôi có giá trị, là tài sản của chị D. và anh H. trong vụ việc trên. Chính vì vậy, nếu như đối tượng biết rõ rằng số đồ ăn thừa đó sẽ được chị D. mang về cho vật nuôi ăn nhưng vẫn cố tình bỏ thuốc chuột vào để khiến vật nuôi chết vì tư thù cá nhân, người này vi phạm Điều 178 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. 

 

Nữ hộ lý ở Phú Thọ bỏ chất độc vào thức ăn thừa đối diện với mức án nào?
Luật sư Bùi Xuân Lai - Hệ thống Dịch vụ pháp lý Luật sư X. 

Theo đó, nếu giá trị những loài động vật này từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì khung hình phạt thấp nhất tội danh này là cải tạo không giam giữ đến 3 năm, cao nhất là tù chung thân. Trường hợp giá trị các loài động vật chết chưa đến 2 triệu đồng thì người vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 3 đến 5 triệu đồng theo quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 15 Nghị định 144/2021 về hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác.

Thông thường nguyên tắc định giá là xác định trên cơ sở giá thị trường của chủng loại tài sản nơi xảy ra thiệt hại. Trong vụ việc này để tính được thiệt hại sẽ phải dựa vào giá thị trường cùng chủng loại của vật nuôi để xác định mức độ nghiêm trọng của hành vi từ đó mới đưa ra kết luận xử lý vi phạm phù hợp với chị N.”.

Diễn đàn Pháp luật sẽ tiếp tục thông tin.

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

4.1 17 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.23304 sec| 646.438 kb