Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

Quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
Ngày 27/8, trên Cổng TTĐT Bộ Công an đã nhận được câu hỏi của người dân: "Chồng tôi hiện đang lái xe 46 chỗ cho 1 công ty ở TP.HCM, chiếc xe chồng tôi đang lái để đưa đón nhân viên tới công ty (xe biển trắng), không có mục đích kinh doanh khác. Bộ Công an cho tôi hỏi, đối với loại xe này, ngoài giấy đăng ký xe, giấy đăng kiểm xe, bảo hiểm xe thì còn cần các giấy tờ nào khác khi lưu thông trên đường hay không?"

Quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
Ảnh minh hoạ.

Trả lời cho nội dung trên, Bộ Công an cho biết, Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17/1/2020 (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 47/2022/NĐ-CP ngày 19/7/2022) của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô quy định:

- Khoản 2 Điều 3 quy định kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải (trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải) để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi.

- Khoản 6 Điều 7 quy định cụ thể đối với đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, lái xe vận chuyển học sinh, sinh viên, cán bộ công nhân viên đi học, đi làm việc. Theo đó, trước khi thực hiện hợp đồng, đơn vị kinh doanh vận tải phải thực hiện việc thông báo một lần các nội dung tối thiểu của hợp đồng quy định tại khoản 2 (trừ điểm e, điểm g) Điều 15 của Nghị định này, gồm: 

Thông tin về đơn vị kinh doanh vận tải ký hợp đồng: Tên, địa chỉ, , mã số thuế, người đại diện ký hợp đồng; 

Thông tin về lái xe: Họ và tên, số điện thoại; 

Thông tin về hành khách hoặc người thuê vận tải (tổ chức hoặc cá nhân): Tên, địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế (nếu có); 

Thông tin về xe: Biển kiểm soát xe và sức chứa (trọng tải); 

Thông tin về thực hiện hợp đồng: Thời gian bắt đầu thực hiện và kết thúc hợp đồng (ngày, giờ); 

Địa chỉ điểm đầu, địa chỉ điểm cuối và các điểm đón, trả khách (hoặc xếp, dỡ hàng hóa) trên hành trình vận chuyển; 

Cự ly của hành trình vận chuyển (km); 

Số lượng khách (hoặc khối lượng hàng hóa vận chuyển).

Đồng thời, phải thông báo lại khi có sự thay đổi về hành trình, thời gian vận chuyển hoặc các điểm dừng đỗ, đón trả khách;

Vận chuyển đúng đối tượng (học sinh, sinh viên, cán bộ công nhân viên đi học, đi làm việc) và không phải thực hiện các nội dung được quy định tại điểm c, điểm d khoản 3, điểm b, điểm c khoản 4 và khoản 5 Điều này.

Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, có thể nghiên cứu thêm các nội dung cụ thể khác tại Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17/01/2020 (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 47/2022/NĐ-CP ngày 19/7/2022) của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

4.7 29 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.23604 sec| 635.609 kb