Theo Điều 6 Luật Phòng, chống mua bán người 2011 quy định nạn nhân mua bán người có những quyền và nghĩa vụ như sau:
- Đề nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ mình, người thân thích khi bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản.
- Được hưởng các chế độ hỗ trợ và được bảo vệ theo quy định của Luật này.
- Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
- Cung cấp thông tin liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.
- Thực hiện yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến vụ việc mua bán người."
Căn cứ theo Điều 32 Luật Phòng, chống mua bán người 2011, chế độ hỗ trợ nạn nhân bị mua bán được quy định như sau:
- Nạn nhân là công dân Việt Nam, người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam, thì tùy trường hợp quy định tại các điều 33, 34, 35, 36, 37 và 38 của Luật này được hưởng các chế độ hỗ trợ sau đây:
Hỗ trợ về nhu cầu thiết yếu và chi phí đi lại;
Hỗ trợ y tế;
Hỗ trợ tâm lý;
Trợ giúp pháp lý;
Hỗ trợ học văn hóa, học nghề;
Trợ cấp khó khăn ban đầu, hỗ trợ vay vốn.
- Nạn nhân là người nước ngoài bị mua bán tại Việt Nam, thì tùy trường hợp quy định tại các điều 33, 34, 35 và 36 của Luật này được hưởng các chế độ hỗ trợ quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.
- Người chưa thành niên đi cùng nạn nhân, thì tùy trường hợp quy định tại các điều 33, 34 và 35 của Luật này được hưởng chế độ hỗ trợ quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này.
- Chính phủ quy định chi tiết về các chế độ hỗ trợ; trình tự, thủ tục thực hiện chế độ hỗ trợ đối với nạn nhân.